0

Giá nguyên liệu thô cho chế biến thực phẩm tăng liên tục kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, có khả năng ảnh hưởng rất mạnh lên lợi nhuận của các doanh nghiệp thực phẩm trong năm 2021.

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2021, giá nguyên liệu thô như thực phẩm, nhiên liệu và nguyên liệu cho sản xuất đã tăng 4,64% so với cùng kỳ năm 2020.  Trong đó, giá nguyên liệu thô và nhiên liệu dùng cho sản xuất nông lâm thủy sản tăng 6,77%, cho sản xuất công nghiệp tăng 4,95% và cho xây dựng tăng 1,95%.

CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk), doanh nghiệp sữa lớn nhất tại Việt Nam, là cổ phiếu blue-chip trên sàn chứng khoán, đã trải qua đợt giảm giá mạnh nhất trong những tháng gần đây. Kể từ đầu năm, giá cổ phiếu Vinamilk đã giảm 16% trong khi VN-Index tăng hơn 17%. Theo CTCP Chứng khoán SSI, trong năm 2021, Vinamilk có thể đối mặt với khó khăn kép do đại dịch COVID-19 tác động tới nhu cầu và giá nguyên liệu đầu vào tăng vọt. Vinamilk có kế hoạch tăng giá bán sản phẩm trong tháng này để bù đắp giá nguyên liệu đầu vào tăng. Giá bán trung bình tăng lên sẽ giảm bớt áp lực lên biên lợi nhuận tổng, Vinamilk cho hay.

Trong báo cáo gần đây liên quan đến tác động của giá hàng hóa cao, công ty quản lý quỹ VinaCapital cho biết các công ty thực phẩm tiêu dùng chịu tác động tiêu cực của giá hàng hóa cao. Tuy nhiên, các công ty hàng đầu tại Việt Nam có thể giảm nhẹ áp lực biên lợi nhuận bằng cách tăng giá bán sản phẩm. Ví dụ, chi phí đầu vào của sữa và đường có thể tăng tới 16% trong năm 2021, làm giảm biên lợi nhuận tổng khoảng 6%, nhưng cạnh tranh mạnh trên thị trường sữa sẽ khiến Vinamilk khó tăng giá sản phẩm.

CTCP Đường Quảng Ngãi chứng kiến giá cổ phiếu gần như đi ngang từ đầu năm đến nay, hiện giao dịch ở mức giá 39.000 đồng/cổ phiếu. Mặc dù các sản phẩm đường đang mang lại triển vọng tích cực cho công ty, mảng kinh doanh sữa đậu nành chịu tác động tiêu cực do giá nguyên liệu thô tăng mạnh, tác động rất lớn tới biên lợi nhuận tổng của mảng kinh doanh sữa đậu nành. Giữa tháng 5, VinaCapital cho biết giá đậu tương đã tăng 60% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi giá đường tăng 35%. Đối diện với những diễn biến thị trường này, trong năm 2021, CTCP Đường Quảng Ngãi đạt ra kế hoạch kinh doanh thận trọng. Mặc dù doanh thu đặt mục tiêu tăng 19% so với năm 2020, đạt 8.000 tỷ đồng (347,3 triệu USD), lợi nhuận sau thuế mục tiêu là 913 tỷ đồng, giảm 13% trong cùng kỳ so sánh.

Trong các công ty chế biến thực phẩm dẫn đầu sàn niêm yết tại Việt Nam, giá cổ phiếu của CTCP tập đoàn Kido có thể chịu tác động ít nhất. Trong những phiên giao dịch gần đây, cổ phiếu KDC ghi nhận mức tăng ấn tượng, đạt 54,700 đồng/cổ phiếu. So với hai côn gty nói trên, kể từ đầu năm, giá cổ phiếu KDC đã tăng gần 48%. Mặc dù giá dầu cọ, dầu đậu tương và dầu hướng dương đều tăng mạnh trong những tháng gần đây, VinaCapital cho rằng Kido đã âm thầm chuyển gánh nặng chi phí này vào giá bán do công ty này thống trị thị trường ngách là dầu thực vật.

Khoảng 60% chi phí của Kido là dầu đậu nành và dầu cọ, tăng lần lượt 67% và 76% trong cùng kỳ so sánh, làm giảm biên lợi nhuận tổng năm 2021 của Kido khoảng 12 điểm phần trăm trong năm nay. Năm 2019, biên lợi nhuận tổng của KIDO là 22%. Công ty có thể sx tăng giá bán khoảng 12% để bù đắp chi phí đầu vào cao. Đến cuối quý 1/2021, giá trị hàng tồn kho của Kido tăng 10% lên 1.300 tỷ đồng.

Theo VNS

Admin

Vẫn còn thách thức đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2024

Bài trước

Crisil: Doanh thu xuất khẩu tôm của Ấn Độ tăng 5% vào năm 2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc