Trung tâm Halal Việt Nam cấp chứng nhận cho các công ty tại Việt Nam đang nhận ra tiềm năng của nền kinh tế Hồi giáo. Với dân số trẻ, năng động, sản xuất nông nghiệp mạnh và triển vọng kinh doanh sáng lạn, Việt Nam có đầy đủ các yếu tố để trở thành một trung tâm thực phẩm halal – ngoại trừ thực tế là rất ít người nhận thức được điều này. Đó là quan điểm của ông Ramlan Osman, một người Malaysia đã rời Kuala Lumpur 2 năm trước với tham vọng hình thành một ngành công nghiệp halal tại một đất nước chỉ có khoảng 200.000 người Hồi giáo.
Việt Nam có thể là địa điểm hoàn hảo cho sản xuất Halal Malaysia ở nước ngoài, xét tới thời điểm hiện nay. Hiện ông Ramlan đang dành phần lớn thời gian để truyền tải các hái niệm về thực phẩm và hàng hóa được chấp nhận trong thế giới Hồi giáo tới những người chưa từng nghe nhiều về halal. Dù vậy, từng bước một, ông đang tạo nên những bước tiến và đặc biệt, các nhà chức trách Việt Nam đang bắt đầu chú ý tới tiềm năng của ngành halal để chuyển đổi Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất. “Không ai tại Việt Nam biết về halal, nhưng điều này không khiến tôi ngừng bước. Lý do chính tôi ở đây là để khích lệ cộng đồng doanh nghiệp cân nhắc đưa các sản phẩm và dịch vụ vào tiêu chuẩn halal. Nếu họ không làm như vậy, họ sẽ không bao giờ có thể thâm nhập vào các nước OIC như Malaysia”, ông Ramlam ám chỉ Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) bao gồm 57 nước đạo Hồi lớn trên thế giới.
Tổng chi tiêu của cộng đồng Hồi giáo toàn cầu dự báo đạt 2.400 tỷ USD vào năm 2021, theo báo cáo của DinarStandard về nền kinh tế Hồi giáo. Nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh, các chuyên gia cho rằng nguồn cung thực phẩm, dược mỹ phẩm và dịch vụ halal sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu. Để giải quyết vấn đề này, ngày càng nhiều các nước không phải Hồi giáo cần bắt đầu sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có chứng nhận halal để cho thấy sản phẩm được sản xuất tuân thủ các quy tắc tôn giáo.
Ông Ramlan, nhà sáng lập Vietnam Halal Centre, cấp chứng nhận cho các công ty tại Việt Nam tìm thấy tiềm năng của nền kinh tế Hồi giáo. Từng là lãnh đạo chịu trách nhiệm về chiến lược triển khai 24 khu sản xuất hàng hóa halal của chính phủ Malaysia, ông cũng có ý định triển khai mô hình tương tự tại Việt Nam. “Tôi đang gây dựng một số nền tảng bằng cách hỗ trợ các SMEs hiểu sản xuất halal là gì. Mọi việc sẽ không diễn ra trong chớp mắt và cần 4 – 5 năm để thực hiện”. Chiến lược của ông là tác động lên các nhà chức trách cấp vùng trên khắp cả nước về lợi ích kinh tế mà sản xuất halal mang lại cho Việt Nam và sử dụng tiếng nói của họ để truyền tải thông điệp này. Ông cho rằng sẽ không đáng kể nếu ông chỉ có thể tạo ta lợi nhuận; thay vào đó, ông cần tiếp cận và nhận được chiến lược về mặt cấu trúc từ các cấp cao nhất.
Đồng thời, ông cũng đang tiếp cận và thảo luận với các công ty nông sản – thực phẩm lớn của Việt Nam về việc tham gia vào một khu công nghiệp halal để kết hợp tổng thể sản xuất, logistics và chứng nhận vào cùng một địa điểm, qua đó tạo nên một điển hình cho sứ mệnh rộng lớn hơn của ông. “Toàn bộ Việt Nam, từ nam tới bắc, đều được xây dựng dựa trên nông nghiệp và chế biến. Viêtj Nam có rất nhiều sản phẩm đang được xuất khẩu sang châu Âu, Nga, Trung Quốc và Mỹ. Tại sao lại không thể làm điều tương tự cho các thị trường halal như Trung Đông, Indonesia và Nam Á? Việt Nam không được bỏ qua các thị trường này”, ông Ramlan nhấn mạnh.
Cơ quan ông từng làm việc là Halal Development Corporation, trực thuộc Bộ Công nghiêp và Thương mại Quốc tế của Malaysia, chịu trách nhiệm phát triển ngành halal toàn cầu, cũng đồng ý như vậy. “Hiện tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt trung bình 6 – 7%/năm, giống như Malaysia 20 năm trước, khi kinh tế bùng nổ”, theo giám đốc điều hành HDC tại Kuala Lumpur là Hairol Ariffein Sahari phát biểu. “Tôi nhận tấy Việt Nam có nhiều tiềm năng, bao gồm nguyên liệu thô cho ngành halal, như cà phê, gạo, thủy sản, các loại gia vị, các loại hạt, rau và trái cây, cho sản xuất các sản phẩm halal thành phẩm, đặc biệt là các sản phẩm F&B chế biến cho người tiêu dùng halal trên toàn cầu”.
Trong 2 năm qua, ông Ramlan đã tiếp cận 2.000 công ty tại Việt Nam và tự sử dụng các nguồn lực của bản thân. Ông cho biết đây là công việc vất vả nhưng đang có những tiến triển nhất định. Những gì giúp ông kiên trì con đường này là hy vọng ngành halal phát triển. “Phần lớn bạn bè Malaysia của tôi luôn hỏi: Vì sao anh cứ ở lại Việt Nam? Ở đó không có người Hồi giáo, anh đang làm cái quái gì vậy?” Tôi luôn mỉm cười và tự nhủ rằng thật tốt là các anh không biết tôi đang làm gì”.
Theo Food Navigator Asia
Bình luận