TACN và nguyên liệu

Xuất khẩu sắn tăng mạnh, giá sắn tăng vọt

0

Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn ước đạt 443 triệu USD trong 4 tháng đầu năm 2021, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2020, theo thông tin từ Cục Chế biến Nông sản và Phát triển Thị trường thuộc Bộ NNPTNT. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chủ yếu để sản xuất TACN và ethanol. Giá xuất khẩu tiếp tục duy trì ở mức cao do nguồn cung giảm và nhu cầu cao tại Trung Quốc.

Trên thị trường nội địa, giá sắn chạm mức 3.400 đồng/kg – mức cao nhất trong nhiều năm – khuyến khích nông dâm chăm sóc vườn tốt hơn. Ông Nguyễn Đình Xuân, giám đốc Sở NNPTNT Tây Ninh – tỉnh có diện tích trồng sắn lớn nhất Việt Nam – cho biết ở mức giá hiện tại, nông dân có thể thu về hơn 70 triệu đồng (3.030 USD) trên mỗi ha. Năm 2020, tỉnh thu hoạch hơn 3,7 triệu tấn, ông cho biết. Trong niên vụ 2020 – 21, diện tích trồng sẵn của tỉnh đạt 33.340ha. Tây Ninh có 65 nhà máy chế biến tinh bột sắn với công suất hàng năm 6,4 triệu tấn sắn nguyên liệu. Với nguồn cung sắn trên địa bàn tỉnh không đủ đáp ứng nhu cầu, các nhà máy chế biến này phải nhập khẩu sắn từ Campuchia hoặc từ các tỉnh khác.

Tại tỉnh Gia Lai, sắn tươi có mức giá cao trong năm 2021. Nhà máy tinh bột sắn Gia Lai mua sắn nguyên liệu từ nông dân với giá 3.100 đồng/kg, tăng 1.000 đồng so với cùng kỳ năm 2020. Sắn là một trong những cây trồng chính tại Gia Lai, với diện tích trồng sắn đạt 13.000ha, chủ yếu tập trung tại miền đông và đông nam của tỉnh.

Tỉnh Quảng Ngãi có hơn 16.000ha trồng sắn với sản lượng hơn 311.000 tấn trong năm 2020, theo chi cục trồng trọt của tỉnh cho biết. Nông dân mở rộng diện tích trồng sắn lên hơn 14.200ha nhưng hơn 2.400ha bị nhiễm bệnh khảm lá.

Theo VNS

Admin

Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam

Bài trước

Thái Lan thúc đẩy xuất khẩu sắn, đặt mục tiêu trở thành trung tâm chế biến

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc