0

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO), 86.000 con lợn đã bị tiêu hủy hoặc chết do dịch tả lợn trong năm 2020, tương đương khoảng 1,5% so với số lợn bị tiêu hủy trong năm 2019. Kể từ khi dịch tả lợn bùng phát vào tháng 2/2019, khoảng 6 triệu con lợn đã bị tiêu hủy hoặc chết do dịch tả lợn tính tới nay.

Theo Bộ NNPTNT Việt Nam, tổng quy mô chăn nuôi lợn tính đến cuối năm 2020 là 27,3 triệu con, tương đương 88,7% so với mức trước dịch tả lợn (tháng 1/2019); sản lượng thịt lợn hơn đạt khoảng 3,5 triệu tấn, tăng 3,9% so với năm 2019. Trong năm 2020, dịch tả lợn làm giảm sản lượng thịt lợn và cuộc khủng hoảng giá thịt lợn chưa từng có tiền lệ, dẫn tới tăng vọt nhập khẩu lợn sống, thịt lợn và các sản phẩm từ lợn, dự báo tác động của dịch tả lợn lên sản xuất thịt lợn Việt Nam năm 2021 sẽ giảm bớt. Giá thịt lợn trên thị trường nội địa đã giảm do tiêu dùng nội địa thường giảm trong mùa hè và nguồn cung lợn sống tăng lên.

Theo GSO, tính tới ngày 23/4/2021, các ổ dịch ở quy mô nhỏ, rải rác được báo cáo tại 22 địa phương, dẫn tới khoảng 5.000 con lợn bị chết hoặc bị tiêu hủy kể từ đầu năm đến nay. Theo thông tin ngành, một số công ty lớn tại miền Bắc và Bắc Trung bộ báo cáo có các ổ dịch tả lợn nên nguồn cung thịt lợn tại các khu vực này sẽ giảm thấp hơn dự báo. Quy mô chăn nuôi lợn của Việt Nam tiếp tục phục hồi nhưng vẫn chưa đạt mức trước dịch do rủi ro tái phát dịch tả lợn vẫn ở mức cao. Bộ NNPTNT cho rằng Việt Nam có thể triển khai sản xuất vắc xin ASF ở quy mô thương phẩm trong quý 2/2021 và sẽ sẵn sàng bán ra thị trường trong quý 3/2021.

Trong khi dịch tả lợn đã được kiểm soát tại Việt Nam hiện nay, những thách thức để đạt mức sản xuất thịt lợn trước dịch tả lợn vẫn còn nhiều. Vận chuyển và kinh doanh lợn vẫn chưa được kiểm soát nghiêm ngặt, tạo điều kiện bùng phát các ổ dịch. Một số hộ gia đình chăn nuôi lợn quy mô nhỏ tại miền Trung đã tiêu hủy lợn vào các khu vực không an toàn như kênh rạch và sông suối, làm tăng rủi ro dịch lây lan. Các ổ dịch mới và vẫn còn lây lan tiếp tục được báo cáo tại châu Á với Malaysi là nước mới nhất xác nhận phát hiện các ổ dịch tả lợn đầu tiên vào tháng 2/2021.

Cơ quan phụ trách nghiên cứu quốc tế của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA Post) cho rằng tốc độ tái đàn sẽ được đẩy nhanh, chủ yếu ở các vùng chăn nuôi công nghiệp, có đầu tư vào sản xuất quy mô lớn, công nghệ cao và hoạt đọng chăn nuôi lợn khép kín theo chiều dọc, thúc đẩy phục hồi và mở rộng đà phục hồi quy mô chăn nuôi lợn. Quy mô đàn lợn nái của Việt Nam tăng 19% so với năm 2020, lên 2,95 triệu đầu con. Trong khi đang có xu hướng giảm, giá thịt lợn vẫn cao hơn so với mức trước khi bùng phát dịch tả lợn.

Tác động của dịch tả lợn

Giá lợn sống / Giá thịt lợn

Tái đàn chăn nuôi lợn trong nước cùng với nhập khẩu lợn sống và các sản phẩm thịt lợn giúp giảm giá thịt lợn trong nửa cuối năm 2020, với giá lợn hơi trong tháng 12 giảm 14 – 15% so với cùng kỳ năm 2019, theo số liệu từ GSO. Theo báo cáo, giá thịt lợn chế biến như xúc xích hoặc thịt lợn quay, cũng giảm 0,46% trong tháng 4.2021 so với tháng 3/2021. Giá lợn sống tại Việt Nam trước Tết Nguyên đán dao động từ 74.000 – 78.000 đồng/kg đã giảm xuống còn 67.000 – 72.000 đồng/kg trong tuần đầu tháng 5, là mức thấp nhất trong 1 năm vừa qua. Theo GSSO, giá thịt lợn nội địa giảm 1,75% trong tháng 4 so với tháng 3/2021. Giá lợn sống dự báo tiếp tục duy trì ở mức cao hơn mức trước dịch tả lợn trong năm 2021, do giá nguyên liệu chăn nuôi tăng (con giống, TACN) và các ổ dịch tả lợn tiếp tục xảy ra.

Sản xuất thịt lợn

Sản xuất thịt lợn tại Việt Nam đang trên đà phục hồi nhanh. Dữ liệu GSO cho thấy trong quý 1/2021, chăn nuôi lợnt ăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng lợn hơi trong quý 1/2021 ước đạt 1,02 triệu tấn, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 43.806 lợn giống (bao gồm 1.219 lợn đực) với 79% nguồn cung lợn giống đến từ Thái Lan, phần còn lại đến từ Canada, Mỹ, Đan Mạch, Pháp và Đài Loan. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam đã cho phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan để nuôi / giết mổ từ dầu tháng 6/2020 nhằm bù đắp thiếu hụt nguồn cung thịt lợn nội địa. Bộ NNPTNT thống kê cho thấy gần 448.000 con lợn sống đã được nhập khẩu để giết mổ, tương đương khoảng 44.800 tấn thịt lợn trong năm 2020.

Quy mô chăn nuôi lợn của Việt Nam ước đạt khoảng 28 – 28,5 triệu đầu con, với quy mô đàn lợn nái ước đạt 2,8 – 2,9 con tính tới năm 2025. Việt Nam đặt mục tiêu giảm tỷ trọng thịt lợn và tăng tỷ trọng thịt gia cầm, gia súc trong cơ cấu chăn nuôi. Đến năm 2025, sản xuát thịt và thịt gia cầm ước đạt 5 – 5,5 triệu tấn, trong khi thịt lợn chiếm 63 – 65%. Theo báo cáo tháng 3/2021 của Rabobank, sản lượng thịt lợn của việt Nam sẽ tăng 8 – 12%/năm. Xét tới diễn biến dịch tả lợn hiện nay, một số nhà phân tích ngành dự báo quy mô chăn nuôi lợn của Việt Nam không thể phục hồi cho tới sau năm 2025.

Năm 2020, Việt Nam chứng kiến làn sóng đầu tư chưa từng có tiền lệ vào ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nsoi riêng. Các ví dụ về các khoản đầu tư lớn này bao gồm 3 trang trại chăn nuôi lợn của New Hope tại các tỉnh Bình Định, Bình Phước và Thanh Hóa với tổng quy mô 27.000 con lợn nái; hợp tác chiến lược giữa tập đoàn Dư Heus của Hà Lan và tập đoàn Hùng Nhơn để phát triển một mạng lưới các dự án chăn nuôi quy mô lớn tại Tây Nguyên; trang trại chăn nuôi lợn thương phẩm công nghệ cao của Japfa Comfeed Việt Nam tại tỉnh Bình Phước với công suất 130.000 lợn thương phẩm hàng năm, tương đương khoảng 140.000 tấn thịt lợn), và tổ hợp giết mổ - chế biến tại tỉnh Long An của Masan Meatlife với công suất hàng năm 140.000 tấn. Đáng chú ý, THADI – công ty con của nhà sản xuất ô tô hàng đầu Việt Nam là Tập đoàn ô tô Trường Hải (THACO) – nổi lên trở thành một nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện đang đầu tư các trang trại chăn nuôi lợn giống công nghệ cao tại các tỉnh An Giang và Bình Định với công suất 1,2 triệu con/năm. Nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam, tập đoàn Hòa Phát cũng đã đầu tư vào phát triển chuỗi giá trị Farm-Feed-Food (3F) và vào các trang trại trên toàn quốc để cung cấp lợn giống bố mẹ, lợn giống để nuôi thương phẩm, lợn sống chất lượng cao với mục tiêu cung cấp 500.000 lợn thương phẩm hàng năm ra thị trường.

Bán lẻ

Do các ổ dịch tả lợn tiếp tục được báo cáo, cộng với đại dịch COVID-19, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng quan tâm nhiều hơn tới nguồn gốc thực phẩm, mức độ phụ hợp túi tiền, tính tiện lợi, dinh dưỡng và giá trị sức khỏe của các sản phẩm thịt. Greenfeed tạo ra một dòng sản phẩm tập trung vào sản phẩm thịt lợn sạch dịch tả lợn. Greenfeed đã xây dựng thành công mô hình 3F Plus và phát triển một mạng lưới rộng khắp các kênh bán lẻ thịt lợn, bao gồm cá quầy bán thịt lợn tại các chợ truyền thống) để xúc tiến bán hàng sản phẩm thịt lợn an toàn, sạch và không dịch tả lợn với thương hiệu G Kitchen.

Thương mại

Việt Nam tạm thời hạ thuế Tối huệ quốc (MFN) đối với thịt lợn đông lạnh từ 15% xuống 10% và đối với thịt lợn mát từ 25% xuống còn 22% từ 10/7 – 31/12/2020. Mỹ đã tăng gấp đôi xuất khẩu thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn sang Việt Nam trong giai đoạn trên so với nửa đầu năm 2020. Năm 2020 là năm xuất khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn Mỹ cao kỷ lục sang Việt Nam với giá trị 54,4 triệu USD. Tuy nhiên, trong quý 1/2021, xuất khẩu thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn Mỹ sang Việt Nam chỉ đạt 5 triệu USD, giảm tới 49% so với cùng kỳ năm 2020 (GATS).

Do thiếu nguồn cung thịt lợn nội địa, nhập khẩu thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn của Việt Nam chạm mức cao kỷ lục 252.400 tấn trong năm 2020 với những nhà cung cấp lớn hiện là Nga, EU, Brazil, Mỹ và Canada, tăng gần 38% so với năm 2019. Rabobank dự báo nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam năm 2021 sẽ giảm 10 – 20% so với năm 2020 nhưng vẫn cao hơn mức nhập khẩu trong năm 2019.

Theo USDA

Admin

Cơ quan thú y thế giới cảnh báo về vắc xin dịch tả lợn khi Việt Nam sẵn sàng xuất khẩu

Bài trước

Việt Nam xuất khẩu 2 triệu liều vắc xin dịch tả lợn sang Philippines từ nay tới tháng 10

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt