Thực phẩm và Đồ uống

Cập nhật thông tin ngành nông nghiệp ngày 18/6

0

Vắc xin ASF mới có cơ hội xuất khẩu

Thành công lớn trong sản xuất loại vắc xin đầu tiên trên thế giới ngăn ngừa dịch tả lợn được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu sản phẩm này. Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến tự hào cho biết thành công của Việt Nam trong sản xuất vắc xin ngăn ngừa dịch tả lợn, cho biết thêm nhiều nước và các công ty chăn nuôi đã liên hệ với Bộ NNPTNT và CTCP Navetco, đơn vị sản xuất vắc xin, để thảo luận các quy trình liên quan tới việc mua loại vắc xin này. Trong giai đoạn đầu, vắc xin sẽ được sử dụng ở phạm vi hẹp. Xấp xỉ 600.000 liều dự kiến sử dụng ở một số tỉnh thành nơi các doanh nghiệp và hộ gia đình đăng ký tự nguyện sử dụng vắc xin. Trong giai đoạn 2, sau báo cáo đánh giá, Cục Thú y sẽ báo cáo lên cơ quan chủ quản là Bộ NNPTNT để chỉ đạo các kế hoạch mở rộng.

Cơ quan này cho hay các nghiên cứu về tính an toàn của vắc xin là cần thiết để có thể bật đèn xanh cho sử dụng tại Việt Nam và sau đó là các nước khác, và sử dụng thương phẩm sẽ phụ thuộc vào việc phê duyệt từ các cơ quan thú y tại mỗi nước. Nguồn cung vắc xin sẽ được đa dạng hóa khi hai loại vắc xin được phát triển bởi nhà sản xuất vắc xin chăn nuôi AVAC Việt Nam và công ty nông nghiệp CTCP Tập đoàn Dabaco được kỳ vọng sẽ được cấp phép tại Việt Nam vào cuối năm nay. Thử nghiệm vắc xin của AVAC bắt đầu tại các trang trại chăn nuôi lợn vào tháng 3, với tỷ lệ có hiệu quả đạt 95%. Vắc xin này đang ở những bước hoàn thiện cuối cùng về pháp lý để đăng ký lưu thông trên thị trường. Đồng thời, phiên bản vắc xin của Dabaco cũng đã được kiểm tra và đánh giá trong cùng tháng.

Sản lượng giảm khiến Việt Nam không thể xuất khẩu thịt gà sang Singapore

Singapore đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng thịt gà, nhưng các công ty chăn nuôi việt Nam không có đủ thặng dư để xuất khẩu sang quốc đảo này. Phó chủ tịch Hiệp hội Gia cầm tỉnh Đồng Nai, ông Nguyễn Kim Đoán, cho biết đây là cơ hội hiếm hoi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gia cầm sang Singapore nhưng nguồn cung hiện nay chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu nội địa. Đại dịch COVID-19 tác động nghiêm trọng lên ngành chăn nuôi, ông cho hay. Đại dịch khiến giá TACN tăng và nhiều nông dân thua lỗ nghiêm trọng. Nhiều hộ chăn nuôi tại tỉnh Đồng Nai giảm tới một nửa quy mô chăn nuôi nên nguồn cung thịt gà không còn dồi dào, ông cho hay. Bên cạnh đó, để xuất khẩu sang một thị trường hoàn toàn mới, các doanh nghiệp sẽ cần hoàn thiện quy trình bổ sung để có chứng nhận giết mổ theo tiêu chuẩn quốc tế, cấp đông và an toàn thực phẩm, ông cho biết thêm.

Mỹ điều tra tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã triển khai một cuộc điều tra chống trợ cấp và chống gian lận đối với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam và Malaysia, theo Cục Phòng vệ Thương mại Việt Nam (TRAV). Ngày 24/5, DOC tiến hành một cuộc điều tra xem liệu tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam có bao gồm các bộ phận nhập khẩu từ Trung Quốc hay không, trong bối cảnh Trung Quốc là đối tượng áp dụng các chính sách phòng vệ thương mại từ Mỹ đối với các sản phẩm tương tự. Cho tới nay, DOC đã khởi động cuộc điều tra các khiếu nại liên quan tới phạm vi quy định và chống gian lận do các nguyên đơn gửi tới. Theo các quy định của Mỹ, DOC sẽ phải có các phán quyết cuối cùng trong vòng 300 ngày kể từ thời điểm triển khai điều tra. Thời hạn trên có thể gia hạn nhưng không kéo dài quá 365 ngày.

Xuất khẩu rau quả đạt 1,4 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2022

Trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu rau quả Việt Nam chạm mốc 1,4 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2021, theo Bộ NNPTNT. Bộ cho rằng nguyên nhân suy giảm xuất khẩu là do giảm mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Xuất khẩu tất cả các loại rau quả sang thị trường Trung Quốc đều có dấu hiệu suy giảm, ngoại trừ chuối ghi nhận tăng trưởng đáng kể. Trong 5 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu 742.000 tấn chuối, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, lượng nhập khẩu chuối từ Việt Nam và Philippines chiếm lần lượt 43% và 28% thị phần nhập khẩu chuối của Trung Quốc.

Việt Nam tiếp tục là nước cung cấp cao su lớn thứ 2 sang thị trường Trung Quốc

Trong 4 tháng đầu năm 2022, Việt Nam là nước cung cấp cao su lớn thứ 2 cho thị trường Trung Quốc với giá trị xuất khẩu 721,51 triệu USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2021, theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Trong giai đoạn nói trên, giá trị nhập khẩu cao su của Trung Quốc (mã HS 4001, 4002, 4003, 4005) đạt 4,65 tỷ USD, tăng 9,5% trong cùng kỳ so sánh. Đáng chú ý, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia,  Nhật Bản và Hàn Quốc là top 5 nước cung cấp cao su cho Trung Quốc. Trong 4 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc tăng nhập khẩu cao su từ hàng loạt nhà cung cấp, bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Nhật Banrm Lào, Myamar, và Bờ Biển Ngà. Hơn nữa, thị phần của Việt Nam trong tổng giá trị nhập khẩu cao su của Trung Quốc 4 tháng đầu năm 2022 chiếm 15,5%, giảm từ mức 16,6% hồi cùng kỳ năm 2021.

Theo VNS

Admin

Cơ quan thú y thế giới cảnh báo về vắc xin dịch tả lợn khi Việt Nam sẵn sàng xuất khẩu

Bài trước

Việt Nam xuất khẩu 2 triệu liều vắc xin dịch tả lợn sang Philippines từ nay tới tháng 10

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc