0

Khi Ấn Độ và Thái Lan đang đối mặt nhiều khó khăn thủy sản Việt Nam đang có cơ hội thâu tóm các thị trường lớn như Nga và Mỹ. Số liệu thống kê cho thấy xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang rất tích cực. Chỉ riêng trong tháng 3, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020. Trong quý 1/2021, giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 1,7 tỷ USD, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm 2020. Giá trị xuất khẩu thủy sản trong 4 tháng đầu năm 2021 ước đạt 2,39 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực tại các thị trường lớn như EU và Mỹ. Nguyên nhân là nhờ chương trình tiêm vắc xin trên diện rộng tại các thị trường này giúp người dân cảm thấy an toàn hơn khi nối lại các hoạt động thường ngày, củng cố đà phục hồi kinh tế, du lịch và giải trí. Xuất khẩu tôm, cá tra, cá ngừ và các sản phẩm thủy sản khác sang Mỹ cũng được dự báo tăng mạnh, đặc biệt là xuất khẩu tôm, do nguồn cung tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ là Ấn Độ đang đối diện những khó khăn rất lớn do đại dịch COVID-19.

Năm 2021 dự báo là một năm rất khó khăn cho ngành tôm Ấn Độ do thiếu container, cước vận chuyển tăng gấp 3 lần và gia snhiên liệu, chi phí đóng gói và chi phí nhân công đồng loạt tăng. Đồng rupee Ấn Độ tăng giá so với đồng USD và chính phủ đang dỡ bỏ các chính sách ưu đãi xuất khẩu. Ngoài ra, một làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới bùng phát tại nước này đang dẫn tới những biến động mạnh về nguồn cung và giá. Hơn nữa, tôm Ấn Độ đang gặp bất lợi trên thị trường Mỹ khi ngành tôm Mỹ gây áp lực lên chính phủ Mỹ phải áp thuế 2% đối với tôm nước ấm Ấn Độ và đồng thời cáo buộc các nhà sản xuất tôm Ấn Độ sử dụng lao động cưỡng bức và kháng sinh cấm. Tương tự, ngành chế biến thủy sản Thái Lan đang đối mặt những khó khăn lớn do đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nước này.

Đây được xem như một cơ hội cho ngành tôm Việt Nam nói riêng và ngành thủy sản Việt Nam nói chung để tăng thị phần trên toàn cầu. Mỹ cũng tăng nhập khẩu cá tra từ Việt Nam. Hiện Mỹ là thị trường thủy sản xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong 3 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đạt gần 334 triệu USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2020. Theo VASEP, các thị trường khác như Úc, Canada, Anh và Nga là các thị trường đầy triển vọng trong nửa cuối năm 2021 bởi nhu cầu đang tăng và không có rào cản thị trường. Đối với thị trường Nga, xuất khẩu cá tra 3 tháng đầu năm 2021 tăng 126% so với cùng kỳ năm 2020 và riêng tháng 3 tăng 700% so với tháng 3/2020.

VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản trong quý 2/2021 sẽ tăng 10% và đạt khoảng 2,1 tỷ USD. Xuất khẩu tôm dự báo tăng 10%, đạt 980 triệu USD. Giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2021 ước đạt 8,8 tỷ USD, tăng gần 5% so với năm 2020. Ông Nguyễn Hoài Nam, phó tổng thư ký VASEP, nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp cần nắm bắt các xu hướng thị trường để thay đổi sản xuất theo thị trường. Thói quen tiêu dùng tại các thị trường nước ngoài đã thay đổi. Dưới tác động của đại dịch, nhu cầu các sản phẩm thủy sản tươi, chưa chế biến tiếp tục giảm và nhu cầu đối với các sản phẩm sấy khô và đóng hộp đang trên đà tăng. Ông Nam cũng cho rằng các doanh nghiệp thủy sản cần xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc để đảm bảo toàn bộ quy trình sản xuất từ nguyên liệu thô tới chế biến thành phẩm.

Tổng thư ký VASEP Trương Đình Hòe cho rằng các thỏa thuận thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP sẽ là đòn bẩy cho xuất khẩu thủy sản. tuy nhiên, để các sản phẩm thủy sản Việt Nam thâu tóm thêm nhièu thị trường thì cần phải có cả chất lượng tốt và hình thức đẹp.

Theo VNS

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản