0

Nhu cầu TACN của Việt Nam tăng cùng với tình hình chăn nuôi lợn

Việt Nam đang tái đàn chăn nuôi lợn theo Chiến lược Phát triển Chăn nuôi Quốc gia, duy trì quy mô đàn lợn ở mức khoảng 30 triệu con trong giai đoạn 2021 – 2030. Diễn biến này đã đẩy nhu cầu TACN của Việt Nam lên mức 27,8 triệu tấn năm 2021 và 28,4 triệu tấn năm 2022, theo báo cáo mới nhất của USDA. Năm 2020, quy mô chăn nuôi lợn của Việt Nam tăng 20,8% so với năm 2019 lên 27,3 triệu con, theo Bộ NNPTNT.

Ấn Độ mất vị thế trong xuất khẩu tôm đông lạnh sang Mỹ

Ấn Độ bị mất thị phần trên thị trường tôm đông lạnh Mỹ trong năm 2020 vào tay Ecuador và Indonesia. Trong năm 2020, xuất khẩu tôm đông lạnh của Ấn Độ đạt 2,71 triệu tấn, so với mức 2,86 triệu tấn trong năm 2019. Theo Globefish, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc và Argentina bị mất thị phần do sản lượng tôm giảm và cạnh tranh mạnh từ Ecuador, bất chấp việc các thị trường nhập khẩu chính là Trung Quốc, Mỹ và EU đều tăng nhu cầu trong năm 2020. Doanh số bán lẻ thủy sản cũng tăng mạnh tại Mỹ trong giai đoạn COVID-19, mang lại lợi ích cho thương mại tôm trên thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới này.

Các nhà sản xuất thịt lợn Mỹ muốn hạ thuế xuất khẩu sang Việt Nam

Hội đồng Các nhà sản xuất thịt lợn quốc gia Mỹ (NPPC) đang kêu gọi Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai làm việc với phía Việt Nam để hạ thuế tối huệ quốc MFN cho thịt lợn Mỹ để tăng khả năng cạnh tranh của thịt lợn Mỹ trên thị trường này. Việt Nam – nước tiêu thụ thịt lợn lớn thứ 2 tại châu Á – là một cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu thịt lợn Mỹ, đặc biệt là khi nguồn cung thịt lợn Việt Nam giảm do ASF. Năm 2020, Việt Nam đã hạ thuế nhập khẩu cho thịt lợn Mỹ xuống 10%, dẫn tới tăng gấp đôi lượng nhập khẩu thịt bò Mỹ trong nửa cuối năm 2020.

Các nước châu Á giảm sản lượng tôm trong năm 2020

Theo báo cáo mới nhất của Globefish FAO, sản lượng tôm tại Ấn Độ, Malaysia và Bangladesh giảm trong năm 2020 so với năm 2019. Từ tháng 11/2020, vùng tây bắc Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Bangladesh đều có sản lượng thấp. Giá tôm cổng trại chạm đáy trong quý 4/2020 và tăng kể từ sau đó, đặc biệt là đối với tôm cỡ lớn và vừa. Triển vọng năm 2021 vẫn chưa rõ rệt do diễn biến COVID-19 tác động lên du lịch và ngành dịch vụ nhà hàng – khách sạn.

Việt Nam có tổ hợp chăn nuôi gà thịt trị giá 141 triệu USD

CTCP Bel Ga, tập đoàn De Heus và tập đoàn Hùng Nhơn đã hợp tác đầu tư vào một tổ hợp sản xuất thịt gà truy xuất nguồn gốc toàn diện cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Đặt tại tỉnh Tây Ninh, tổ hợp này bao gồm một lò ấp công suất 1 triệu gà con/tuần, 2 trang trại gà bố mẹ với tổng công suất 25 triệu trứng/năm, 250 trang trại nuôi gà thịt sản xuất 25 triệu gà thịt/năm, và một nhà máy thực phẩm. Được trang bị công nghệ nuôi ấp và sản xuất gà thịt mới nhất, tổ hợp khép kín này được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện khả năng cạnh tranh của gà sản xuất tại Việt Nam.

New Zealand chấm dứt vận chuyển gia súc bằng đường biển

New Zealand sẽ ngừng xuất khẩu gia súc vận chuyển đường biển sau thời gian chuyển đổi 2 năm, dẫn tới các lo ngại về phúc lợi động vật. Quyết định này sẽ tác động tới những đối tác thương mại lớn như Úc và Trung Quốc. Vận chuyển động vật sống chiếm 0,2% tổng doanh thu xuất khẩu, đạt trung bình 43 triệu USD hàng năm. Đồng thời, New Zealand thừa nhận tầm quan trọng của các mối quan hệ thương mại, với Trung Quốc là nước nhập khẩu gia súc sống hàng đầu và hiện đang đàm phán để chuyển đổi cách vận chuyển gia súc sống.

Bel Ga đưa vào vận hành lò ấp thứ hai tại Việt Nam

CTCP Bel Ga đang mở rộng vị thế tại Đông Nam Á với cơ sở nuôi ấp mới với vốn đầu tư 8,7 triệu USD tại tỉnh Tây Ninh. Nuôi ấp này được trang bịcông nghệ từ Petersime với công suất tối đa 400.000 gà con/tuần. Cộng với lò nuôi ấp đầu tiên tại tỉnh Lâm Đồng, Bel Ga có thể sản xuất 1,2 triệu gà con/tuần. “Với lò nuôi ấp mới, chúng tôi tiến tới gần hơn 60% khách hàng, giảm thời gian vận chuyển xuống còn 5 – 6h, qua đó giúp tăng chất lượng gà con và phúc lợi động vật”, theo tổng giám đốc Kris Van Daele cho hay.

Việt Nam tiến tới sản xuất tôm bền vững

Hội chợ ngành tôm mới tổ chức gần đây tại Việt Nam - VietShrimp International Fair, tại thành phố Cần Thơ từ ngày 14-16/4. Sự kiện thu hút 200 nhà triển lãm, so với 150 nhà triển lãm trong năm 2018. Các nhà triển lãm trưng bày những công nghệ hiện đại trong số hóa hoạt động nuôi tôm, dinh dưỡng và sản xuất tôm giống. 3 hội thảo với các chủ đề liên quan đến bền vững được tổ chức để thảo luận các giải pháp nhằm cải thiện tính bền vững trong ngành tôm. Ông Trần Đình Luân, cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho biết mật độ nuôi tôm nên gắn với bảo vệ môi trường và khả năng truy xuất nguồn gốc.

Gián đoạn logistic chuyển dịch các nhà xuất khẩu thủy sản sang thị trường khu vực

Gián đoạn vận tải container do đại dịch COVID-19 gây ra đang thúc đẩy tập đoàn Sheng Long chuyển trọng tâm từ thị trường châu Âu sang châu Á. “Chi phí logistics tăng mạnh. Chúng tôi đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản để tránh chi phí vận chuyển tăng”, theo Louis Hsu Ling, giám đốc marketing toàn cầu của Sheng Long cho hay. Công ty xuất khẩu phile cá rô phi đông lạnh và cá nguyên con đông lạnh, tất cả đều được sản xuất trong chuỗi sản xuất khép kín của Sheng Long tại Việt Nam.

Theo Asian Agribiz

Admin

Tin vắn ngành chăn nuôi lợn ngày 28/1

Bài trước

Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam tăng trong quý 1/2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc