Bất ổn trong ngành thịt lợn toàn cầu năm 2019. Nhu cầu thịt lợn của Việt Nam tăng. Xuất khẩu các sản phẩm protein Mỹ sang Trung Quốc vẫn diễn biến tích cực. Giá thịt gà trắng Việt Nam tăng bất thường. Việt Nam giảm thuế nhập khẩu thịt bò và thịt lợn. Ba Huân đầu tư vào gà giống.

Bất ổn trong ngành thịt lợn toàn cầu năm 2019

Ngành thịt lợn toàn cầu, mặc dù đầy tiềm năng về tăng trưởng sản xuất và nhu cầu, vẫn sẽ tiếp tục đối mặt với những bất ổn do dịch bệnh và các vấn đề thương mại, theo báo cáo quý 1 ngành thịt lợn của Rabobank. “Dịch tả lợn ASF bùng phát là thách thức lớn nhất mà ngành thịt lợn toàn cầu đối mặt trong năm nay”, theo nhà phân tích cấp cao của Rabobank Chenjun Pan nhận định. Bà Pan cho rằng những thay đổi mà dịch tả lợn tạo ra sẽ tạo nên những cơ hội cho một số nhà sản xuất, trong khi lại là mối đe dọa cho những nhà sản xuất khác. Ngoài ra, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung càng làm gia tăng bất ổn, cũng như Brexit và diễn biến của CPTPP, cũng sẽ tác động lớn tới thương mại thịt lợn toàn cầu năm 2019.

Nhu cầu thịt lợn của Việt Nam tăng

Nhu cầu thịt lợn tại Việt Nam dự báo tăng 2% lên 2,8 triệu tấn trong năm 2019 với tiêu dùng thịt lợn trên đầu người tăng lên khoảng 46 kg/người/năm, Rabobank nhận định trong báo cáo thịt lợn quý 1/2019. Sản xuất thịt lợn của Việt Nam dự báo tăng 2% lên 2,9 triệu tấn, với thặng dư sản xuất dẫn đến tăng tồn kho và xuất khẩu. Trong khi đó, từ tháng 12/2018, 24 đợt bùng phát dịch lở mồm long móng đã được báo cáo tại các tỉnh miền bắc và trung Việt Nam, được cho là do thiếu vắc xin. Tuy nhiên, bất cứ sự xuất hiện của dịch tả lợn tại tỉnh Vân Nam, có biên giới với Việt Nam, hiện Việt Nam vẫn chưa báo cáo ca dịch tả lợn nào.

Xuất khẩu các sản phẩm protein Mỹ sang Trung Quốc vẫn diễn biến tích cực

Bất chấp căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Mỹ - Trung Quốc, các cơ hội xuất khẩu thịt lợn, thịt gà và thịt bò Mỹ sang Trung Quốc vẫn còn. Theo một báo cáo từ BMO Capital Market, ông Kenneth Zaslow nhấn mạnh rằng dịch tả lợn bùng phát tại Trung Quốc tới nay đã hơn 100 ca, có thể tác động tới lĩnh vực thương mại trong các cuộc đàm phán thương mại sắp tới liên quan đến thịt lợn. Ông cũng cho rằng ASF sẽ tiếp tục có lợi cho biên lợi nhuận các sản phẩm thịt lợn và protein Mỹ, cho biết thêm biên lợi nhuận thịt lợn Mỹ sẽ phụ thuộc vào xuất khẩu và diễn biến căng thẳng thương mại.

Giá thịt gà trắng Việt Nam tăng bất thường

Giá thịt gà trắng tại miền nam Việt Nam tăng mạnh từ giữa tháng 1 lên USD 1.72/kg, cao hơn 40% so với cùng kỳ năm 2018 và cao hơn 30% so với tháng 12/2018. Giá thịt gà lông trắng cao trước dịp Nguyên đán là bất thường bởi loại thịt này chủ yếu tiêu dùng trong các bếp ăn tập thể. Theo một số người nuôi gà lông trắng tại Đồng Nai, giá gà tăng có thể là do xuất khẩu sang Campuchia, gây ra tình trạng nguồn cung nội địa giảm cục bộ. Một đại diện của Hiệp hội Chăn nuôi miền Nam cho biết giá gà tăng cao cũng có thể do một số công ty thay thế nguồn cung gà giống.

Việt Nam giảm thuế nhập khẩu thịt bò và thịt lợn

Việt Nam sẽ giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm thịt bò và thịt lợn từ 6 nước thành viên CPTPP, bao gồm Nhật Bản, Mexico, Singapore, Canada, New Zealand và Úc. Canada và Mexico sẽ là những nước hưởng lợi lớn nhất do thuế đối với thịt bò không xương sẽ giảm từ 15% xuống còn 5% trong năm 2019, sau đó giảm xuống còn 0% vào năm 2020. Heinz Reimer, phó chủ tịch Canadian Beef Breeding Association, cho biết xuát khẩu thịt bò Canada sang Việt Nam hàng năm vào khoảng 350 tấn. CPTPP sẽ giúp nông dân và các nhà chế biến thực phẩm Canada tăng giá trị xuất khẩu nông nghiệp lên 60,7 tỷ USD hàng năm. Úc và New Zealand cũng sẽ xuất khẩu thịt bò phi thuế sang Việt Nam.

Ba Huân đầu tư vào gà giống

Công ty Ba Huân đang đặt mục tiêu có trang trại gà giống công nghệ cao tại tỉnh Long An, dự kiến đi vào hoạt động từ giữa năm 2019. Ông Phạm Thanh Hùng, phó chủ tịch HĐQT, cho biết trang trại trị giá 20 triệu USD này sẽ ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học mới vào chăn nuôi gà, tập trung vào phát triển gà giống cho thịt và trứng thương phẩm. Các trang trại của Ba Huân hiện tuân thủ các tiêu chuẩn của Hy-line Group với các hệ thống gây giống hoàn toàn tự động, tuân thủ các tiêu chuẩn ISO. Công ty cũng đang đặt mục tiêu xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Theo Asian Agribiz
Admin

Tin vắn ngành protein động vật ngày 22/4

Bài trước

Các trang trại chăn nuôi không muốn trữ phát thải nhà kính

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt