0

Sản lượng cao su giảm trong khi tiêu dùng cao su tự nhiên toàn cầu có thể phục hồi, đang kéo lượng xuất khẩu và giá cao su Việt Nam tăng.

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương, trong 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su đạt khoảng 320.000 tấn, trị giá 516 triệu USD, tăng 89,9% về lượng và 109,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt trong tháng 2/2021, xuất khẩu cao su đạt khoảng 130.000 tấn, trị giá 211 triệu USD, tăng 68% về lượng và 86,2% về giá trị. Giá xuất khẩu trun gbình tăng 0,9% trong tháng 1/2021 và tăng 10,9% trong tháng 2/2021 so với cùng kỳ năm 2020, đạt 1.623 USD/tấn.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cao su tự nhiên sang Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, và Trung Quốc, với thị trường Trung Quốc chiém tới 76% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 1,36 triệu tấn, trị giá 1,78 tỷ USD, tăng 17,3% về lượng và 18,1% về giá trị so với năm 2019. Việt Nam cũng là một trong những nhà cung cấp cao su lớn nhất sang thị trường Hàn Quốc. Cục Xuất nhập khẩu dẫn thống kê từ Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, cho biết trong tháng 1/2021, Việt Nam là nước cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 3 sang thị trường Hàn Quốc với 393.000 tấn, trị giá 7,51 triệu USD, giảm 13,5% về lượng nhưng tăng tới 8,1% về giá trị. Giá cao su tự nhiên cũng ghi nhận những dấu hiệu tích cực. Giá xuất khẩu trun gbình trong tháng 2/2021 tăng 0,9% so với tháng 1 và tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2020 lên 1.623 USD/tấn.

CTCP Cao su Đồng Phú (HSX: DPR) cho biết giá bán cao su trung bình trong 2 tháng đầu năm 2021 đạt 46 triệu USD/tấn (2.000 USD/tấn), tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trng đó, giá xuất khẩu và giá xuất khẩu ủy thác là 43,37 triệu đồng/tấn (1.885,65 USD/tấn), trong khi giá tiêu dùng nội địa là 48,2 triệu đồng/tấn (2.095,651 USD/tấn). CTCP Cao su Tây Ninh (HSX: TRC) ghi nhận giá bán trung bình đạt 46,3 triệu đồng (2.013 USD/tấn), tăng 35% so với giá trung bình năm 2020.

Theo báo cáo Natural Rubber Trends February 2021 do Association of Natural Rubber Producing Countries (ANRPC) phát hành, dựa trên các ước tính sơ bộ, sản lượng cao su tự nhiên tháng 2/2021 có thể giảm 12,4% so với cùng kỳ năm 2020 xuống còn 897.000 tấn, trong khi tiêu dùng cao su tự nhiên toàn cầu ước tính tăng mạnh 47,5% trong cùng kỳ so sánh, lên 1,103 triệu tấn.

Nhu cầu đối với cao su trong thời gian tới sẽ tăng do nền kinh tế Trung Quốc phục hồi và nước này là nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới, đặc biệt trong năm 2021. Trong khi nguồn cung có thể gián đoạn do các yếu tố thời tiết, sản xuất tại các nước xuất khẩu lớn như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Malaysia có thể giảm. Do đó, giá cao su dự báo tiếp tục tăng.

International Rubber Study Group (IRSG) dự báo nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu năm 2021 sẽ phục hồi nhờ tăng trưởng của phân khúc xe thương mại, chủ yếu tại các thị trường mới nổi. Đồng thời, nhu cầu cao su tổng hợp dự báo tăng 10,2% so với năm 2020 nhờ nhu cầu cao đối với găng tay cao su và các sản phẩm khác trong giai đoạn đại dịch.

Theo VNS

Admin

ANRPC: Các xu hướng sản xuất – tiêu thụ cao su tự nhiên trong báo cáo tháng 7/2021

Bài trước

Các nhà sản xuất cao su Việt Nam hưởng lợi nhờ giá tăng trong quý 2/2021

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cao su