0

Theo báo cáo từ mảng trái cây thuộc Phòng Thương mại Trung Quốc về Xuất nhập khẩu Thực phẩm, Đặc sản và Phụ phẩm động vật, thống kê hải quan Trung Quốc cho thấy nhập khẩu trái cây đã lần đầu tiên vượt mốc 10 tỷ USD trong năm 2020, đạt tổng giá trị 10,26 tỷ USD – tăng 8% so với năm 2019. Ngược lại, tổng lượng nhập khẩu giảm 8%, đạt 6,302 triệu tấn. Giảm lượng nhập khẩu chủ yếu do đại dịch virus corona và tác động của đại dịch này lên các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Top 9 loại trái cây theo thứ tự giá trị nhập khẩu là sầu riêng tươi, các loại cherry, chuối, măng cụt, nho tươi, thanh long, nhãn, quả kiwi, và cam (tươi và sấy khô). Sầu riêng tiếp tục dẫn đầu với giá trị nhập khẩu 2,3 tỷ USD, tăng 44% so với năm 2019, trong khi lượng nhập khẩu sầu riêng đạt 575.000 tấn, tăng 5% trong cùng kỳ so sánh. Các loại cherry xếp thứ 2 với giá trị nhập khẩu 1,63 tỷ USD – tăng 16% - và lượng nhập khẩu 210.000 tấn, tăng 9% trong cùng kỳ so sánh. Chuối – đứng vị trí thứ 3 – giảm 15% về lượng và giảm 10% về giá trị nhập khẩu, với các số liệu tuyệt đối lần lượt là 930 triệu USD và 1,75 triệu tán. Đối với măng cụt, giá trị nhập khẩu và lượng giảm lần lượt 15% và 19%. Ngoài ra, đáng chú ý là nhập khẩu thanh long tăng vọt 53% trong năm 2020 so với năm 2019 – mức tăng mạnh nhất trong các loại trái cây nhập khẩu vào Trung Quốc, chạm mức 550 triệu USD, với lượng nhập khẩu tăng 42%. Số liệu nhập khẩu nho tươi phản ánh sự ổn định về giá trị so với năm 2019, trong khi số liệu nhập khẩu kiwi và cam giảm với mức độ khác nhau. Tổng cộng 9 loại trái cây nhập khẩu lớn nhất này chiếm 78% tổng giá trị nhập khẩu trái cây của Trung Quốc, với sầu riêng chiếm 23% và các loại cherry chiếm 16%, tiếp tục xu hướng dẫn đầu trong nhập khẩu trái cây của Trung Quốc.

Nhìn vào cơ cấu nước xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc, Thái Lan tiếp tục là nước xuất khẩu trái cây lớn nhất sang Trung Quốc về giá trị, chủ yếu do nhập khẩu sầu riêng Thái Lan vào Trung Quốc liên tục tăng trong những năm vừa qua. Trong tất cả các nước tại Đông Nam Á, Thái Lan và Malaysia là hai nước sản xuất sầu riêng lớn nhất. Trung Quốc nhập khẩu lượng lớn sầu riêng tươi từ Thái Lan, với sầu riêng Thái Lan hiện chiếm 90% tổng kim ngạch nhập khẩu sầu riêng của Thái Lan.

Nhờ các yếu tố cốt lõi là tăng dân số, thu nhập tăng và đô thị hóa rộng rãi, tiêu dùng trái cây của Trung Quốc tăng ổn định. Do đó, thương mại xuất nhập khẩu trái cây của Trung Quốc đang bùng nổ, chiếm tới hơn 6% tổng thương mại trái cây toàn cầu. Nhập khẩu trái cây tiếp tục tăng ổn định. Ngoài ra, Trung Quốc vẫn là nước sản xuất – tiêu dùng trái cây lớn nhất thế giới, đồng thời là nước sản xuất táo và trái cây có múi số 1 toàn cầu.

Xuất khẩu trái cây của Trung Quốc cũng tăng trưởng ổn định trong những năm qua, với tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây năm 2020 đạt 3,86 triệu tấn, trị giá 6,39 tỷ USD, tăng 7% về lượng và 16% về giá trị, cho thấy tăng trưởng cả về lượng và giá xuất khẩu. Về giá trị, các phân khúc xuất khẩu trái cây chính của Trung Quốc là táo, các loại nho, các loại trái cây có múi (bao gồm quýt đường và cam satsuma), lê tươi, hồng tươi, chanh, bưởi và quả có múi, đào tươi, và các loại cam tươi, sấy khô. Dưới đây là thống kê chi tiết các phân khúc trái cây xuất khẩu của Trung Quốc.

Loại trái cây xuất khẩu hàng đầu từ Trung Quốc là táo, với trị giá xuất khẩu 1,45 tỷ USD- tăng 16% so với năm 2019 – và lượng xuất khẩu đạt 1,05 triệu tấn, tăng 9% trong cùng kỳ so sánh. Kim ngạch xuất khẩu các loại nho tươi đạt 420.000 tấn, trị giá 1,21 tỷ USD, tăng 16% về lượng và 23% về giá trị. Xuất khẩu các loại trái cây có múi (bao gồm quýt đường và cam satsuma_ đạt giá trị 1,16 tỷ USD, với lượng 714.000 tấn, tăng 12% về lượng và 38% về giá trị. Xếp thứ 4, xuất khẩu lê tươi đạt 539.000 tấn, trị giá 670 triệu USD, tăng 15% về lượng và 17% về giá trị. Xuất khẩu hồng tươi ghi nhận tăng mạnh nhất trong các loại trái cây xuất khẩu của Trung Quốc, mặc dù hồng tươi không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu nhưng tăng tới 62% về giá trị xuất khẩu, đạt 210 triệu USD và tăng 51% về lượng, đạt 108.000 tấn. Xuất khẩu chanh và cam cũng ghi nhận tăng xuất khẩu, trong khi xuất khẩu bưởi và đào ghi nhận giảm. Tổng cộng 9 loại trái cây xuất khẩu lớn nhất chiếm 82% tổng giá trị xuất khẩu trái cây của Trung Quốc trong năm 2020, với táo chiếm 23%, nho chiếm 19% và các loại quả có múi chiếm 18%.

Xét về cơ cấu thị trường xuất khẩu trái cây của Trung Quốc, 2 thị trường hàng đầu về giá trị là Việt Nam và Thái Lan. Táo là loại trái cây xuất khẩu mạnh nhất về cả lượng và giá trị, và các thị trường xuất khẩu chính của táo Trung Quốc tập trung tại Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam và Thái Lan.

Trung Quốc là nước sản xuất và nhập khẩu trái cây lớn nhất thế giới trong một thời gian dài và cũng là mộtt rong những nước xuất khẩu trái cây lớn nhất thế giới. Trong những năm gần đây, mặc dù thương mại xuất khẩu trái cây của Trung Quốc đnag tăng ổn định, xu hướng tăng nói chung chậm lại, cho thấy sự phát triển không mấy ấn tượng của ngành trái cây Trung Quốc trong tương lai. Thực trạng của ngành này bộc lộ một số vấn đề cần quan tâm đặc biệt. Cải thiện trong các khía cạnh như nhân rộng sản xuất và xây dựng thương hiệu cũng như bảo quản cho xuất khẩu và các dịch vụ logisitcss sẽ góp giá trị lớn trong tạo ra một nền tảng vững chắc cho ngành xuất khẩu trái cây của Trung Quốc.

Theo Produce Report

Admin

Trung Quốc dỡ bỏ yêu cầu kiểm dịch đối với nhập khẩu trái cây đông lạnh

Bài trước

Tuân thủ yêu cầu của thị trường nhập khẩu – điều cần thiết để thúc đẩy xuất khẩu trái cây; Trái cây nhập khẩu: Thị trường tỷ đô béo bở ở Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả