0

Tăng cường tái đàn chăn nuôi lợn trong quân đội tại Việt Nam

Tổng cục Hậu cần (GDL) vừa yêu cầu Bộ NNPTNT hỗ trợ tái đàn chăn nuôi lợn trong quân đội sau khi quy mô chăn nuôi lợn trong quân đội giảm tới 42% do dịch tả lợn. Bộ NNPTNT đã đề xuất GDL nâng cấp trang thiết bị và hiệu quả tại trại nuôi, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp chăn nuôi lớn hỗ trợ nguồn cung đầu vào. CTCP CP Việt Nam đã cam kết hỗ trợ tư vấn kỹ thuận và tập huấn chuyên môn về chăn nuôi để tăng năng suất tại các trại nuôi của GDL.

Việt Nam tiêu hủy 100.000 gia cầm do bùng phát dịch cúm gia cầm

Việt Nam đã tiêu hủy hơn 100.000 gia cầm từ đầu năm đến nay để kìm chế sự lây lan của dịch cúm gia cầm, theo thông báo chính thức từ chính phủ. Việt Nam báo cáo các ổ dịch cúm gia cầm với các chủng cúm lây nhiễm cao là H5N1 và H5N6 tại 14 tỉnh, theo thông tin chính thức từ chính phủ. “Rủi ro các đợt bùng phát lây lan trên diện rộng rất cao”, thông báo cho hay. Việt Nam có đàn gia cầm quy mô khoảng 460 triệu con, và các ổ dịch cúm gia cầm quy mô nhỏ xảy ra rải rác tại Việt Nam trong những năm gần đây.

Nhu cầu TACN của Việt Nam vẫn cao bất chấp giá nguyên liệu thô cao

Nhu cầu TACN tại Việt Nam đang tăng do các nhà sản xuất gia cầm và chăn nuôi lợn tiếp tục tái đàn. Các nhà nhập khẩu ngô đang sẵn sàng trả mức giá lên tới 300 USD/tấn để đáp ứng nhu cầu nội địa. Từ tháng 10/2020, các nhà sản xuất TACN đã dần tăng giá bán sau khi giá nguyên liệu thô tăng. Theo Cục Chăn nuôi, trong năm 2020, Việt Nam đã chi 3,8 tỷ USD để nhập khẩu TACN và nguyên liệu TACN, tăng 3,7% so với năm 2019.

Giá lợn sống tại Việt Nam giảm

Giá lợn sống tại Việt Nam giảm 0,2 USD/kg so với tuần trước xuống còn 3,4 USD/kg, trong khi số ca nhiễm COVID-19 đột ngột tăng vọt. Chính phủ thông báo sẽ triển khai các biện pháp phong tỏa tạm thời trong vòng 10 ngày và trong giai đoạn này, giá lợn sống dự báo đi ngang do nhu cầu yếu. Ngoài ra, Bộ NNPTNT bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp chăn nuôi lớn giảm giá lợn sống, đồng thời kiểm soát nghiêm ngặt buôn lậu lợn ra khỏi Việt Nam.

Xuất khẩu thủy sản chế biến của Thái Lan dự báo đạt 3,8 tỷ USD

Trong năm 2021, xuất khẩu thủy sản chế biến của Thái Lan dự báo đạt 3,82 – 3,99 tỷ USD, so với mức 3,9 tỷ USD trong năm 2020, theo dự báo từ Kasikorn Research Center. Ngành chế biến thủy sản kỳ vọng tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm 2021 nhờ nhu cầu từ Mỹ và EU. Tuy nhiên, nhu cầu đối với thủy sản chế biến bao gồm cá ngừ đóng hộp dự báo giảm trong nửa cuối năm khi ngành dịch vụ ăn uống phục hồi. Đồng thời, sự mạnh lên của đồng Baht có thể tác động tới doanh thu và lợi nhuận. Tình trạng thiếu container và giao hàng trễ cũng sẽ tác động lên doanh thu cùng với chi phí vận chuyển tăng từ 20 – 30%.

Campuchia ngừng nhập khẩu cá, Việt Nam lên tiếng phản đối

Bộ Công thương Việt Nam đã kêu gọi Bộ thương mại Campuchia nối lại nhập khẩu cá từ Việt Nam. “Lệnh cấm này đi ngược lại tinh thần tự do hóa thương mại của WTO và Cộng đồng Kinh tế ASEAN, mà cả Việt Nam và Campuchia đều là hai nước thành viên”, Bộ Công thương Việt Nam khẳng định. Ngày 8/1, Bộ Nông lâm ngư nghiệp Campuchia thông báo tạm ngừng nhập khẩu cá nuôi để bảo vệ nông dân trong nước. Nhiều lô hàng cá từ Việt Nam bị trả lại sau quyết định này.

Giá gà lông trắng tại Việt Nam tăng nhẹ do thiếu nguồn cung

Giá gà lông trắng tại Việt Nam hiện ở mức 1,9 USD/kg, tăng 0,55 USD/kg so với tuần trước. Do giá thấp trong những tháng trước đó và thời tiết bất lợi, nông dân e dè tái đàn, dẫn tới thiếu nguồn cung. “Nguồn cung giảm nhưng nhu cầu gà tăng, chủ yếu để phục vụ dịp lễ tết cuối năm”, theo một đại diện tại chợ bán buôn gia cầm Hà Vỹ, chợ gia cầm lớn nhất miền Bắc. Giá gà lông trắng dự báo tiếp tục tăng trong 2 tuần tới.

Sản lượng TACN toàn cầu tăng 1% trong năm 2020 do sự quay trở lại của Trung Quốc

Sản xuất TACN toàn cầu tăng 1% trong năm 2020 khi Trung Quốc giành lại vị trí nước sản xuất TACN lớn nhất thế giới, theo Global Feed Survey của Alltech. Sản lượng TACN của Trung Quốc tăng 5% khi chăn nuôi lợn phục hồi. Các kết quả khảo sát của Alltech cũng ghi nhận sự hợp nhất mạnh hơn trong ngành TACN nói chung khi top 10 nhà sản xuất TACN hiện chiếm tổng cộng 63% sản lượng TACN toàn cầu. Tuy nhiên, khoảng 1.000 nhà máy TACN đã đóng cửa khi tăng trưởng giảm 3%. Ngành tăng trưởng mạnh nhất là ngành TACN thủy sản.

Các nhà sản xuất TACN Việt Nam chuyển sang lúa mỳ Úc

Các nhà sản xuất TACN tại Việt Nam đang chuyển sang lúa mỳ Úc khi giá ngô tăng vọt trong tháng 1/2021. Theo một số nhà giao dịch nguyên liệu TACN, giá ngô gần đây đã tăng lên ít nhất 299 USD/tấn. Mặc dù giá lúa mỳ Úc ở mức khoảng 300 USD/tấn nhưng các nhà sản xuất TACN có thể tiết kiệm 20 USD/tấn nhờ hàm lượng protein cao hơn. Hơn nữa, lúa mỳ Úc hưởng thuế 0% nhờ Hiệp định Thương mại Tự do Úc – New Zealand – ASEAN, trong khi ngô và lúa mỳ từ các nước Bắc Mỹ và Nam Mỹ chịu thuế nhập khẩu 5%.

Các chủng ASF mới tại Trung Quốc có thể do vắc xin chưa được cấp phép

Hai chủng ASF mới tại Trung Quốc đều liên quan tới vắc xin trái phép, theo báo cáo từ Reuters. Các chủng này đã xuất hiện tại một số trại nuôi của New Hope Liuhe đều thiếu các gene MGF360 và CD2v, theo trưởng văn phòng khoa học của New Hope Liuhe Yan Zhichun cho hay. Năm 2020, một nhà thú y tại Bắc Kinh đã chuẩn đoán một dạng dịch tả lợn mãn tính gây ra bởi một loại virus thiếu gene MGF360. Báo cáo này cho biết một loại vắc xin mà cả hai gene MGF360 and CD2v bị triệt tiêu đang được thử nghiệm tại Harbin Veterinary Research Institute của Trung Quốc sau khi cho các kết quả triển vọng nhưng chưa có vắc xin ASF được phê duyệt sử dụng.

Theo Asian Agribiz, Reuters

Admin

Cơ quan thú y thế giới cảnh báo về vắc xin dịch tả lợn khi Việt Nam sẵn sàng xuất khẩu

Bài trước

Việt Nam xuất khẩu 2 triệu liều vắc xin dịch tả lợn sang Philippines từ nay tới tháng 10

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt