0

Cho tới nay, các nhà chức trách y tế toàn cầu đều thông báo về việc không có bằng chứng vững chắc về việc thực phẩm hay bao bì thực phẩm có khả năng lây truyền COVID-19, bất chấp việc Trung Quốc liên tục phát hiện virus corona trên nhiều lô thực phẩm đông lạnh nhập khẩu từ khoảng 20 nước. Nước này cũng đang thắt chặt kiểm tra nhập khẩu thực phẩm và quản lý chuỗi lạnh với hy vọng ngăn ngừa sự nổi lên của COVID-19.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Khoa học Y học Shahid Beheshti của Iran cho rằng trong khi SARS-CoV-2 có thể hiện diện trong thực phẩm và thậm chí bao bì thực phẩm, điều này không có nghĩa là virus này còn sống và có khả năng kích hoạt lây truyền. Cụ thể, các nghiên cứu phòng thí nghiệm cho thấy SARS-CoV-2 khá ổn định trong điều kiện đông lạnh (4°C) và điều kiện đông lạnh sâu (−10 to − 80°C) đối với thủy sản, thịt, thịt gia cầm và da lợn, từ 14 – 21 ngày. Tuy nhiên, “dữ liệu thiếu thông tin về mức độ sống sót trong dài hạn và khả năng lây nhiễm trong các điều kiện này”.

Trong nghiên cứu mới công bố, họ rà soát rủi ro của các loại thực phẩm thiết yếu, bao gồm thịt và các sản phẩm từ thịt, các sản phẩm sữa, rau quả và thực phẩm ăn liền về khả năng là những đối tượng mang virus và các chiến lược giảm rủi ro lây truyền.

Thịt và các sản phẩm thịt

Gần đây nhất, Trung Quốc đã kiểm tra sự hiện diện của SARS-CoV-2 trên cá hồi từ châu Âu, gia cầm từ Mỹ và cánh gà đông lạnh từ Brazl. Virus có thể lây truyền ở bất cứ bước nào dọc chuỗi cung ứng thực phẩm, từ giết mổ, chế biến, bảo quản và phân phối, thông qua bề mặt thực phẩm, trang thiết bị và công nhân có mang virus. Nhìn chung, thủy sản, thịt bò, thịt gia cầm và thịt lợn có khả năng nhiễm cao các loại virus bởi các điều kiện dinh dưỡng tối ưu (protein, chất béo, iron, vitamins) cũng như các điều kiện vệ sinh yếu kém trong quá trình chế biến.

Các nhà nghiên cứu khuyến nghị rằng thịt sống cần phải được xử lý nhiệt từ 60˚C trở lên trong ít nhất 30 phút trước khi dùng để tiêu diệt các mầm bệnh. Một nghiên cứu khuyến nghị rằng xử lý nhiệt ở mức 70˚C trong 5 phút sẽ giúp giảm mức độ SARS-CoV-2 từ khoảng 6 log TCID50/mL xuống mức không thể phát hiện trong các loại xúc xích. “Sẽ an toàn hơn cho các nhà bán buôn, bán lẻ thịt nếu nguồn cung thịt sống đến từ các cơ sở chế biến áp dụng thực hành chế biến tốt, đảm bảo vệ sinh và có chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (GAP) bởi thịt có thể mang theo SARS-CoV-2”.

Sữa

Các sản phẩm sữa là một nguồn protein, canxi và vitamin D tốt, mặc dù các sản phẩm từ sữa rất dễ nhiễm khuẩn. Xử lý nhiệt đối với sữa như tiệt trùng là bắt buộc tại phần lớn các nước trong quá trình chế biến công nghiệp. Giữa hai phương pháp tiệt trung phổ biến – tiệt trùng thời gian ngắn, nhiệt độ cao (HTST) và xử lý tiệt trung ở nhiệt độ siêu cao (UHT), các nhà nghiên cứu giải thích rằng HTST ((71˚C, 15s) có thể không đủ thời gian để tiêu diệt SARS-CoV-2. Các nhà nghiên cứu khuyến nghị sử dụng UHT (130-150˚C, 3 to 5s) đối với sữa để đạt hiệu quả cao hơn trong giảm mức độ virus trong nhiệt độ cao hơn và giảm thiểu tác động lên giá trị dinh dưỡng sữa.

Về các sản phẩm yogurt, các nhà nghiên cứu cho biết thêm: “Chúng tôi cho rằng mức độ hoạt động SARS-CoV-2 sẽ giảm xuống mức không thể phát hiện trong quá trình xử lý nhiệt của sữa chua (90˚C, 15 mins) trước giai đoạn lên men”, các nhà nghiên cứu cho hay. “Tuy nhiên, rủi ro lây nhiễm chéo sau xử lý nhiệt nên được xem xét”. Vào cuối giai đoạn lên men, độ pH cuối cùng của sữa chua đạt khoảng 4,5. Các nhà nghiên cứu quan sát thấy SARS-CoV-2 tồn tại ổn định ở khoảng pH rộng từ 3 – 10 nên vẫn tồn tại rủi ro SARS-CoV-2 trong quá trình bảo quản lạnh.

Rau quả

Các nhà nghiên cứu cho biết các trường hợp rau quả nhiễm khuẩn vẫn thường xuyên xảy ra do việc tưới nước thải. Bằng chứng cho thấy COVID-19 lây sang các ca bệnh có thể thải ra các phần của virus, nên có những lo ngại về khả năng tồn tại ổn định của SARS-CoV-2 trong nước thải.

Các nhà nghiên cứu khuyến nghị nên bỏ vỏ các loại rau quả như khoai tây rước khi dùng, rửa sạch các loại rau quả không có vỏ như các loại rau lá và cherry bằng các chất khử khuẩn phù hợp như nước muối.

Các loại hạt

Các loại hạt có thể là một tác nhân mang SARS-CoV-2 tiềm năng khác. Thông thường, các loại hạt như hạnh nhân, hạt dẻ, lạc, hồ đào và óc chó được coi là an toàn về khía cạnh vi sinh vật nhờ hàm lượng ẩm thấp.

Tuy nhiên, lây nhiễm chéo có thể xảy ra ở bất cứ điểm nào trong sản xuất, từ thu hoạch, chế biến tới bán lẻ trong một cửa hàng đông đúc có thể có người nhiễm bệnh. Do SARS-CoV-2 có tính ổn định trong điều kiện môi trường bình thường, việc các loại hạt mang virus có thể xảy ra. SARS-CoV-2 đã phát hiện trên nhiều bề mặt kim loại như đồng, thùng carton, nhựa và thép không gỉ, cho thấy mức độ ổn định cao của loại virus này. Do các loại hạt thường không được chế biến thêm tại nhà nên rủi ro lây lan virus qua các loại hạt có thể tăng lên.

Các nhà nghiên cứu cho rằng các nhà chế biến thực phẩm nên được tập huấn để chế biến cẩn thận các loại thực phẩm để giảm thiểu bất cứ khả năng lây lan chéo nào trong quá trình chế biến, đồng thời cho rằng các biện pháp phòng ngừa nên được thiết lập cho các loại trái cây sấy khô, chà là và các loại thực phẩm ăn liền khác.

Theo Food Control, Elsevier

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc