0

CEO Rob Gordon của SunRice – nhà cung cấp gạo lớn nhất Úc – cho hay Úc hiện đnag hứng chịu tình trạng thiếu hụt nguồn cung gạo nội địa trên diện rộng và sẽ buộc phải tăng phụ thuộc vào nhập khẩu gạo từ Việt Nam cho kỳ nghỉ lễ Giáng sinh sắp tới.

Trong 1 bài viết đăng tải trên website australiavietnam.org, ông James Fairley từ tổ chức Đối thoại Lãnh đạo Úc – Việt Nam cho biết các thông báo này nhấn mạnh các sắc thái và nỗi lo về khả năng suy thoái kinh tế ngày càng rõ rệt do COVID-19 gây ra, cộng với các tác động của biến đổi khí hậu lên sản xuất nội địa tại Úc. Tuy nhiên, có thể tình trạng thiếu hụt nguồn cung hiện nay là một cơ hội khác để Úc đa dạng hóa thương mại và hội nhập các thị trường mới.

Thị trường gạo của Úc

Theo bài vieté, sản xuất gạo tại Úc biến động tương đối mạnh theo sự thay đổi về nguồn cung nước và giá đầu ra các cây trồng thay thế, chỉ chếm 0,4% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Úc trong năm 2017 – 2018. Theo Văn phòng Khoa học và Kinh tế các nguồn lực và Nông nghiệp Úc (ABARES) và Cơ quan Thống kê Úc (ABS), sản lượng gạo của Úc trong niên vụ 2019 – 2020 chỉ đạt 57.000 tán và nếu thời tiết cho phép thì sẽ đạt 266.000 tấn trong niên vụ 2020 – 2021, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 10 năm tính tới niên vụ 2018 – 2019 là 629.000 tấn.

Trong bất cứ sự kiện nào, ABARES dự báo rằng “các thay đổi về cơ bản trong nhu cầu nước và tỷ suất lợi nhuận tương đối thấp đến từ sản xuất xuất gạo hàm ý rằng sản xuất gạo tại Úc sẽ giảm” và các cây trồng như bông sẽ hưởng lợi từ các phát triển công nghệ và hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc.

Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của doanh nghẹp kinh doanh nông nghiệp Lefarm Co. Ltd và cựu học sinh AVYLD Nguyễn Lê đồng ý với các nhận định trên, cho rằng: “Tất yếu diễn biến sẽ đi theo chiều hướng tăng nhập khẩu thay vì sản xuất, nhưng câu hỏi chính là liệu Úc sẽ tập trung vào nhập khẩu chỉ để đảm bảo đáp ứng nhu cầu nội địa hay sẽ hình thành một chiến lược dài hạn để chia sẻ và đồng phát triển các sáng kiến cùng Việt Nam để đáp ứng tốt hơn cung – cầu trong thời gian tới?”

Tiêu dùng gạo tại Úc đạt khoảng 300.000 tấn hàng năm nhưng nhập khẩu chiếm tới khoảng 50% tổng mức tiêu dùng trên – trung bình đạt 173.000 tấn trong giai đoạn từ 2009 – 2010 tới 2018 – 2019. Phần lớn gạo nhập khẩu đều là gạo hạt dài từ các nước như Việt Nam, Thái Lan, Pakistan và Ấn Độ, là các nước có nguồn cung ổn định, trái ngược với tính chát biến động về sản xuất gạo tại Úc.

Sản xuất gạo của Úc đặc biệt biến động trong niên vụ 2019 – 2020, càng làm bật lên nhu cầu ngày càng tăng đối với nhập khẩu. Theo các khuyến nghị của ABARES, trong ngắn hạn (xét tới thực trạng thâm hụt nguồn cung trong niên vụ 2019 – 2020), do sản lượng gạo nội địa thu hoạch trong mùa thu, 1 vụ/năm, thị trường gạo Úc sẽ không đón nhận thêm nguồn cung nội địa nào khác cho tới năm 2021. Bất cứ tình trạng thiếu hụt nào sẽ chỉ được giải quyết thông qua nhập khẩu.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam

Việt Nam là nước sản xuất – xuất khẩu gạo chính trên thị trường thế giới và tăng mánh ản xuất – xuất khẩu trong nhiều năm qua, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường thế giới. Theo Business Monitor International (BMI), xuất khẩu gạo Việt Nam tăng 30% từ niên vụ 2016 – 2017 do nhu cầu tăng mạnh từ Trung Quốc, Philippines và Indonesia.

Xuất khẩu dự báo tiếp tục tăng từ 6,1 triệu tấn trong năm 2020 lên hơn 7,86 triệu tấn đến năm 2023 – 2024. Diễn biến này có thể thúc đẩy khả năng cạnh tranh của xuất khẩu gạo Việt Nam với các nước láng giềng như Thái Lan, nhấn mạnh các trọng tâm của chính phủ việt Nam là tăng sản lượng lúa lai thêm 50%, tăng cường năng lực sản xuất và xuất khẩu gạo trong tương lai.

Không giống như các nước láng giềng đồng thời là đối thủ cạnh tranh xuất khẩu như Thái Lan, Việt Nam có năng suất lúa tăng mạnh nhờ các chính sách thâm canh của chính phủ trong nhiều năm, khuyến khích nông dân luân canh cây trồng để tối đa hóa sản xuất thường niên.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức về mực nước tăng trên sông Mekong, chủ yếu do biến dổi khí hậu và tác động của các điều kiện thổ nhưỡng. Các vấn đề khác là phân loại và bảo quản lúa gạo.

Lưỡng đảng kêu gọi đa dạng hóa thương mại

Thâm hụt nguồn cung gạo của Úc và thương mại gạo giữa Úc – Việt Nam ngày càng mạnh mẽ đang được củng cố bởi sự phụ thuộc chiến lược ngày càng tăng về quan hệ chính trị - xã hội và bất cân đối thương mại do hệ quả kinh tế của COVID-19.

Tác động của sự ngưng trệ quá trình toàn cầu hóa và liên kết kinh tế từ chính sách đóng cửa biên giới, nội địa hóa sản xuất và xuất khẩu cùng các chính sách khác, đang châm ngòi cho những kêu gọi phải cân nhắc lại về: ai, vì sao và ở những khía cạnh nào nước Úc sẽ hợp tác với về thương mại và đổi mới.

Hiện có những kêu gọi rằng nước Úc cần có tầm nhìn vượt qua các đối tác thương mại truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ, Hàn Quốc (chiếm tổng cộng 55,5% tổng giá trị thương mại của Úc) và hướng tới “các khu vực mới nổi và bổ trợ cho hàng hóa, dịch vụ và các thế mạnh của Úc có thể mang lại tiềm năng quan trọng để đa dạng hóa”.

Các cơ hội với Việt Nam

Úc có thể mở rộng các mối quan hệ với Việt Nam thông qua cải thiện các lợi ích tương hỗ trong lĩnh vực lúa gạo. Chính phủ Úc có thể khuyến khích các quan hệ đối tác mới về đổi mới, trao đổi năng lực thể chế trong Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation (CSIRO), ABARES và các tổ chức khác để thúc đẩy chất lượng và xuất khẩu gạo Viẹt Nam. CÁc cơ quan này có thể đồng thời củng cố các chương trình chính sách hiện thời về gạo bởi các cơ quan khác như Australian Centre for International Agricultural Research (ACIAR).

Đồng thời, chính phủ Úc có thể hỗ trợ nông dân Úc chuyển đổi sang các cây trồng khác, hưởng lơi lớn nhất từ công nghệ như bông – ngành hiện đang hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và nhập khẩu tăng nhanh đối với Việt Nam. Úc không nên coi nhập khẩu gạo từ Việt Nam là giải pháp cuối cùng mà nên là một cơ hội cho những kết nối dài hạn, có ý nghĩa với những đối tác mới nổi vì lợi ích của cả hai phía.

Theo VNS

Admin

Việt Nam thu về 1,43 tỷ USD từ xuất khẩu gạo trong quý 1/2024

Bài trước

Lượng khí thải thấp nhờ những tiến bộ trong sản xuất lúa gạo

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc