Quy mô chăn nuôi lợn của Trung Quốc tăng trở lại nhưng nguồn cung thịt lợn sẽ cần thời gian để phục hồi
Quy mô chăn nuôi lợn của Trung Quốc đang bật tăng nhanh sau khi bị dịch bệnh làm thiệt hại nghiêm trọng, nhưng sản lượng thịt lợn sẽ cần thời gian lâu hơn để phục hồi xét tới chất lượng thấp của đàn lợn mới, theo các nhà phân tích và chuyên gia ngành. Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 16 năm vào năm 2019 sau khi dịch tả lợn quét qua các nhà máy chăn nuôi trên cả nước từ năm 2018.
Với 60% đàn lợn nái bị thiệt hại trong nửa cuối năm 2019, sản xuất lợn thương phẩm giảm mạnh và giá thị lợn tăng vọt lên mức cao kỷ lục, sau đó liên tục dao động ở mức cao. Nhưng sau khi Bắc Kinh ra lời kêu gọi khẩn cấp tái đàn chăn nuôi và các nhà sản xuất đổ hàng tỷ NDT vào các cơ sở chăn nuôi mới từ tháng 9,quy mô chăn nuôi đã bật tăng mạnh.
Trong tháng 7/2020, quy mô chăn nuôi tăng lần đầu tiên trong hơn 2 năm, và trong tháng 8/2020, quy mô chăn nuôi lợn của Trung Quốc đã tăng 31% so với cùng kỳ năm 2019, theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp và các vấn đề nông thôn Trung Quốc. Một số nhà sản xuất thậm chí còn cho rằng hoạt động tái đàn đã diễn ra quá mức.
Nhưng những con số lớn chỉ che đậy tình trạng ít khả quan hơn nhiều. Với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn con giống, rất nhiều trang trại chăn nuôi đang giữ lại lợn cái vốn thường được giết mổ lấy thịt, để làm nguồn giống. Tuy nhiên, nguồn lợn nái với các nguồn gene khác nhau sinh ra những con non nhỏ hơn nhiều so với con giống thuần chủng. Nguồn lợn nái này hiện chiếm đến ít nhất một nửa quy mô đàn lợn giống, từ mức gần như bằng 0 trước đây, theo ông Stephen Wilson, giám đốc điều hành hãng gene chăn nuôi hàng đầu là Genus. “Mặc dù về số lượng, quy mô đàn lợn nái đang tăng lên nhưng theo chiều hướng có chất lượng thấp”.
Quy mô đàn lớn nái bắt đầu tăng lần đầu tiên trong tháng 6, và đã tăng tới 37% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm 2019, theo dữ liệu Bộ Nông nghiệp cho hay. Nhưng mức tăng này đến từ một cơ sở rất thấp, theo ông Pan Chenjun, nhà phân tích cấp cao tại Rabobank nhận định. Trong tháng 8/2019, quy mô đàn lợn nái gần như chạm mức thấp nhất sau khi thiệt hại nặng nề bởi dịch tả lợn từ hồi đầu năm. “Nếu lược bỏ đi hơn 50% lượng lợn nái chất lượng thấp thì mức tăng thực chất không nhiều”, ông Pan cho hay.
Lợn con nhỏ hơn, ít béo hơn
Những lợn nái có nguồn gene không thuần chủng thường giảm 2 con non trên mỗi lứa đẻ so với lợn nái thuần chủng hoặc giảm khoảng 5 con con trong khoảng 2,4 lứa trong 12 tháng. Con số này có thể biến động phụ thuộc vào mức độ được chăm sóc, theo Fu Yan, giáo sư về gene tại đại học Chiết Giang.
Khi được chăm bẵm để lấy thịt, lợn nái không thuần chủng cũng ít béo hơn những lợn nái thường và đây có thể là vấn đề nếu lợn nái cần rút năng lượng từ chất béo dự trữ để sản xuất sữa cho con non. “Bạn thực sự cần chăm bẵm rất nhiều cho lợn nái không thuần chủng”, ông Fu cho hay. Một số sẽ được thay thế bằng lợn nái thường, hiệu quả cao hơn nhiều ngay khi có nguồn cung. Nhiều công ty đang nhập khẩu dòng lợn giống thuần chủng trong năm nay và sẽ sản xuất được thêm lợn nái trong năm tới.
Nhưng hiện nguồn cung lợn nái vẫn ở mức thấp. Giá lợn nái thường lên tới 5.000 NDT/con (734 USD/con), so với chỉ 1.800 NDT/con trước dịch tả lợn. Những lợn nái thường để cho giết thịt đang được giữ lại và bán với giá cao hơn giá lợn thường trên thị trường khoảng 500 NDT, chứng tỏ vẫn có nhu cầu đối với nguồn lợn ngày.
Nguồn cung thịt lợn đang nhận được cú hích khi nông dân đang kéo dài thời gia nuôi để lợn nặng cân hơn và thu lợi nhuận cao hơn từ giá cao. Với trọng lượng lợn giết mổ nặng hơn trong ngày nghỉ lễ, giá lợn dự báo giảm, theo ông Pan. Tuy nhiên, nguồn cung thịt tăng lên từ lợn nặng cân hơn không thể bù đắp toàn bộ sự suy giảm năng suất trong nguồn lợn giống. “Khi bạn đạt lợi nhuận 400 USD/lợn, hiệu quả chỉ là mối quan tâm thứ cấp, bạn chỉ muốn có nguồn lợn giống tốt”, ông Wilson cho hay. “Theo thời gian, nguồn lợn nái thứ cấp sẽ dần được thay thế”.
Ngay cả ở tốc độ bình thường để thay thế nguồn lợn nái thứ cấp bằng nguồn lợn nái thường, Trung Quốc vẫn sẽ cần 2 – 3 năm để quay trở lại mức chăn nuôi tối ưu, ông Fu cho hay. Bà Pan cho hay bà đã điều chỉnh các dự báo dựa trên tốc độ mở rộng nhanh các cơ sở chăn nuôi mới. Nhưng ản lượng thịt lợn vẫn cần thêm khoảng 3 năm nữa để đáp ứng đủ nhu cầu.
Theo Reuters
Bình luận