Thực phẩm và Đồ uống

Xuất khẩu phụ phẩm nông nghiệp đạt giá trị cao

0

Nhiều phụ phẩm nông nghiệp, như vỏ chuối, rơm, lục bình, bẹ cau và bã mía, có giá trị xuất khẩu và có thể tái sử dụng tốt, thay vì bỏ đi.

Tại các khu vực nông thôn, bẹ cau thường được dùng làm quạt tay. Nhưng sau khi các loại quạt điện cơ xuất hiện thì bẹ cau trở nên vô dụng. Rất ít cau còn được trồng do chỉ những người già mới nhai trầu và mọi người sử dụng trầu cau làm quà trong lễ đính hôn. Tuy nhiên, khi khắp thế giới đang nỗ lực giảm rác thải nhựa, bẹ cau đang được sử dụng để sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường.

Ông Nguyễn Văn Tuyến tại tỉnh Quảng Ngãi nổi tiếng với các sản phẩm làm từ bẹ cau. Tháng 10/2019, ông quyết định làm cốc từ bẹ cau. Bẹ cau được làm sạch, phơi khô, ép nhiệt và khử trùng để làm cốc, đĩa, thìa và khay. Mỗi tháng, ông bán khoảng 50.000 – 60.000 sản phẩm từ bẹ cau, với giá từ 1.000 – 3.000 đồng/sản phẩm, mang về lợi nhuận 100 triệu đồng. Các sản phẩm này được dụng cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

Thân lục bình thường bị vứt đi hoặc làm thức ăn chăn nuôi, lại có thể được dùng để sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ giá trị cao dưới bàn tay của các nghệ nhân tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình hoặc tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Sau khi thu hoạch, các nghệ nhân cắt bỏ rễ và lá, sau đó phơi khô thân dùng làm nguyên liệu thô cho các sản phẩm đan lát xuất khẩu. Các sản phẩm được tạo ra từ thân lục bình rất đa dạng, từ thảm, giỏ, kệ để báo, khay và giỏ đựng giấy, tới lọ hoa và ghế phòng khách. Các sản phẩm này không chỉ được ưa chuộng tại Việt Nam mà còn ở các thị trường châu Á, châu Mỹ và châu Âu.

Trước đây, rơm thường dùng làm thức ăn chăn nuôi gia súc và đốt sau khi thu hoạch lúa. Nhưng hiện thương nhân trực tiếp tới đồng để thu mua rơm bởi tính hữu dụng của phụ phẩm này: làm TACN gia súc, trồng nấm và làm giấy. Rơm cũng được dùng để tạo ra các sản phẩm mỹ nghệ, trang trí nội thất. Tết rơm khô để làm đồ chơi hình động vật đã tồn tại tại huyện Kim Sơn (Ninh Bình) nhiều năm. Nguyên liệu chính để làm nên những con vật tết rơm khô là rơm lúa gạo thơm. Rơm được tết thành hình các con vật với những hình dạng thú vị. Tại Nhật Bản, các sản phẩm này được dùng làm vật thờ cúng.

Nhiều doanh nhiệp tại Đồng Tháp và An Giang có thể chế biến trấu thành viên nén xuất khẩu. Một công ty tại Đồng Tháp chuyên sản xuất viên nén trấu và bán với giá 1.000 đồng/kg, xuất khẩu 10.000 tấn viên nén trấu sang Hàn Quốc và châu Âu.

Lõi ngô cũng không còn bị vứt đi mà được thu mua để xuất khẩu sang Hàn Quốc và châu Âu. Hàn Quốc bắt đầu nhập khẩu lõi ngô từ Việt Nam vào năm 2016. Lõi ngô được sử dụng làm TACN hoặc để trồng nấm. Hàng năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 250.000 lõi ngô dùng làm TACN. Phụ phẩm này cũng được sử dụng để sản xuất carbon hoạt tính.

Thân chuối tại Việt Nam thường được dùng làm thức ăn chăn nuôi lợn hoặc bỏ đi. Nhưng thị trường sợi chuối đang liên tục phát triển trong 15 – 20 năm qua. Các nước xuất khẩu sợi chuối lớn nhất thế giới bao gồm Philippines, Ấn Độ, Trung Quốc thu về hàng tỉ USD hàng năm. Sợi chuối nhẹ hơn sợi tre và kháng nước tốt hơn, có thời gian sử dụng dài hiơn nên thích hợp để làm nhiều loại sản phẩm mỹ nghệ, nhiều loại giấy và các nguyên liệu trong ngành xe hơi. Một HTX tại huyện Phú Xuyên (Hà Nội) chuyên ép thân chuối thành sợi để xuất khẩu.

Tại Bến Tre, người dân thu về hàng tỉ đồng hàng tháng từ bán xơ dừa. Các công ty xuất khẩu hàng năm cung cấp hàng ngàn tấn xơ dừa với giá 170 – 350 USD/tấn. Bã mía cũng được xuất khẩu sang Hàn Quốc và Nhật Bản với giá 120 – 250 USD/tấn.

Theo VNS

Admin

Chất thải nuôi trồng thủy sản có thể sinh lời cho các nhà sản xuất

Bài trước

Áp lực phát triển nguyên liệu TACN tại Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc