Chất thải nuôi trồng thủy sản có thể sinh lời cho các nhà sản xuất
Trong năm 2021, phụ phẩm nuôi trồng thủy sản và các sản phẩm collagen / gelatin của tập đoàn Vĩnh Hoàn đã mang về hơn 2.200 tỷ đồng, trong đó các sản phẩm collagen / gelatin đóng góp 642 tỷ đồng. Gần 1 triệu tấn chất thải nuôi trồng thủy sản bị đổ ra hàng năm và một số doanh nghiệp bắt đầu tìm cách sử dụng lượng chất thải này, ngăn chặn rủi ro môi trường.
Tập đoàn Vĩnh Hoàn chiết xuất các loại protein từ chất thải nuôi thủy sản để sản xuất dược mỹ phẩm. “Công ty chúng tôi tách collagen và gelatin từ da cá, hai loai protein sử dụng trong sản xuất dược mỹ phẩm”, theo tổng giám đốc Nguyễn Ngô Vi Tâm của tập đoàn Vĩnh Hoàn. Khoảng 19% doanh thu đến từ phụ phẩm nuôi thủy sản và 7% từ chiết xuất collagen / gelatin. Vị tổng giám đốc cho biết công ty bà đã triển khai nhà máy collagen / gelatin đầu tiên từ năm 2015 với công suất hàng năm 2.000 tấn. Nhà máy này là nhà máy đầu tiên thuộc loại này tại Việt Nam. Năm 2021, phụ phẩm nuôi thủy sản và các sản phẩm collagen / gelatin của Vĩnh Hoàn đã mang về hơn 2.200 tỷ đồng, trong đó các sản phẩm collagen / gelatin đóng góp 642 tỷ đồng.
CTCP Nam Việt gần đây đã tiếp bước với nhà máy công suất 780 tấn. Các chuyên gia ngành ước tính thị trường các sản phẩm collagen sẽ tăng trưởng 6%/năm, đạt mức gần 8 tỷ USD tới năm 2027. CTCP Thực phẩm Việt (VNF) đang thu lợi nhuận từ việc tái sử dụng chất thải nuôi tôm. Ông Phan Thanh Lộc, CEO VNF, tiết lộ polyme sinh học chiết xuất từ đầu tôm, như chitosan, có tính sinh lời cao do được kết hợp vào các loại thuốc chống béo phì và chống tiêu sợi huyết. “Chúng tôi chế biến đầu tôm thành nhiều sản phẩm, bao gồm chitosan và chất lỏng thủy phân. Chất lỏng thủy phân chiết xuất từ tôm của chúng tôi là sản phẩm độc nhất”, ông Lộc tự hào cho hay. Theo ước tính của ông, giá trị của tôm sẽ tăng khoảng 5 lần khi được sử dụng tiếp làm TACN, 20 lần khi sử dụng tiếp làm thực phẩm chức năng, 30 lần khi sử dụng tiếp làm dược phẩm. Không may là phần lớn các nhà sản xuất tôm đều lựa chọn tiến vào lĩnh vực TACN do chi phí đầu tư trang thiết bị công nghệ cao.
CTCP Tập đoàn Sao Mai là một tên tuổi lớn khác, đã thành công trong chuyển đổi mỡ cá tra thành các sản phẩm giá trị cao, bao gồm dầu ăn, shortening và margarine. Hoạt động kinh doanh này sinh lời cao khi dầu ăn được bán với giá 46.000 đồng/lít, trong khi hai chất còn lại có giá 30.000 đồng/kg. “Chúng tôi sử dụng các loại protein cô đặc vào chất lỏng thủy phân để phối trộn. Chúng tôi tái sử dụng mọi thứ”, theo ông Trương Vĩnh Thanh, phó tổng giám đốc Sao Mai.
Các chuyên gia ước tính chất thải nuôi thủy sản hàng năm xấp xỉ 1 triệu tấn. Với lượng chất thải như vậy, nếu không được sử dụng, thì sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường. “Nếu chúng ta có thể tận dụng công nghệ để biến 320.000 tấn chất thải tôm hàng năm thì có thể tạo ra hàng chục tỷ đô la”, ông Trần Văn Tùng, thứ trưởng Bộ KHCN phát biểu.
Tuy nhiên, ngành này vẫn còn nhiều dư địa cho cải thiện. Tái sinh chất thải nông nghiệp tại Việt Nam hiện ở mức chỉ 275 triệu USD trong năm 2020, thấp hơn nhiều so với con số nói trên. CÁc chuyên gia ngành nhấn mạnh rằng thiếu khả năng tiếp cận các khoản vay ngân hàng là nguyên nhân chính khiến tốc độ phát triển ngành chậm. “Các doanh nghiệp đã kêu than nhiều năm rằng họ không cần hỗ trợ tài chính từ chính phủ. Thay vào đó, họ cần dễ dàng tiếp cận các khoản vay ngân hàng và các khu đất sản xuất”, theo ông Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT.
Các doanh nghiệp cần các khoản vay ngân hàng để tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển các phương pháp tái sinh mới và mua trang thiết bị công nghệ cao để đưa các phương pháp này vào thực tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường khó tiếp cận vốn vay ngân hàng do các ngân hàng rất thận trọng trong cấp vốn cho các khoản đầu tư mạo hiểm như vậy. Tình hình không sáng sủa hơn cho các doanh nghiệp tìm kiếm hỗ trợ từ chính phủ, do tiếp cận các nguồn hỗ trợ phải trải qua quy trình thủ tục kéo dài.
Bà Lệ Hằng, giám đốc truyền thông của Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ước tính sản lượng thủy sản hàng năm là 8 triệu tấn, trong đó phụ phẩm và chất thải nuôi thủy sản chiếm gần một nửa. Bà kêu gọi các chính sách thuận lợi hóa phát triển tái sinh chất thải và phụ phẩm nuôi thủy sản thành một ngành độc lập để mở tung tiềm năng kinh tế cua ngành này. “Các bộ nên đưa phụ phẩm và chất thải nuôi thủy sản vào lịch trình và coi đây là một ngành độc lập”. Bà cũng kêu gọi cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mạnh vào ngành này để tốt cho môi trường.
Theo Vụ KHCN thuộc Bộ NNPTNT, có tới 90% chất thải nuôi thủy sản hàng năm được tái sinh nhưng chủ yếu thành TACN – sản phẩm GTGT thấp. Vụ cho rằng chất thải có thể mang lại doanh thu cao hơn cho doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính để mua sắm thiết bị công nghệ cao, cho phép sản xuất các sản phẩm giá trị cao.
Theo Vietnam News
Bình luận