Để mở rộng ngành gỗ Việt Nam một cách bền vững, chiến lược phát triển ngành không chỉ tập trung vào các chính sách của các nước nhập khẩu mà còn cả các ưu tiên trong nước.
Chuyên gia phân tích chính sách Tô Xuân Phúc từ tổ chức phi lợi nhuận Forest Trends nói về các ý tưởng để phát triển ngành gỗ Việt Nam thành công trong dài hạn.
Do đại dịch làm gián đoạn xuất khẩu gỗ và nội thất của Việt Nam, triển vọng nào cho ngành để tự tái cấu trúc?
Cho tới nay, ngành gỗ Việt Nam chủ yếu tập trung xuất khẩu, nhưng đại dịch kéo dài làm gián đoạn hoạt động giao thương cả đầu vào và đầu ra của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này cũng có thể là một cơ hội để xây dựng các chiến lược phát triển mới và lựa chọn các sản phẩm chủ lực. Việt Nam sẽ chỉ có thể tìm ra vị thế tốt nhất trong chế biến, thương mại và tiêu thụ trên thế giới nếu các chiến lược được phát triển toàn diện. Hơn nữa, nếu Việt Nam muốn phát triển mạnh thị trường xuất khẩu thì các tiêu chí của chiến lưcọ phát triển phải nhắm tới các nhu cầu của các nước nhập khẩu và các dự báo xuất khẩu.
Những thay đổi chính sách như diễn ra tại Trung Quốc trong 3 năm qua có thể gây ra những tác động lớn cho ngành dăm gỗ Việt Nam. Do đó, nếu Việt Nam mù quáng mở rộng ngành dăm gỗ mà không hiểu biết về nhu cầu nhập khẩu của đối tác thì kế hoạch sẽ thất bại. Tương tự đối với các sản phẩm gỗ khác, nếu Việt Nam muốn xuất khẩu sang Trung Quốc thì ít nhất phải biết điểm đến cụ thể và cách để thâm nhập vào đó. Hơn nữa, các chính sách cũng cần có để điều phối teieu dùng trong nước và các nhà sản xuất Việt Nam cần có sức cạnh tranh trong chính các phân khúc sản phẩm của họ. Tuy nhiên, cho tới nay, Việt Nam chưa tiến hành bất cứ nghiên cứu nào về vấn đề này.
Hiện, các cánh rừng trồng chủ yếu tập trung ở các khu vực miền trung và đông bắc đất nước, nhưng không có hệ thống cơ sở chế biến phát triển, đặc biệt là tại khu vực miền trung. Mặc dù Bộ NNPTNT đã ban hành một số chính sách hỗ trợ người trồng rừng nhưng vẫn thiếu sản lượng các sản phẩm sau thu hoạch.
Ngành gỗ Việt Nam cần một tầm nhìn rõ ràng và phát triển chính sách cho 20 năm tới, bao trùm tất cả các tác nhân trong ngành. Để đạt được điều này, Việt Nam phải tập trung hơn vào các cơ sở, nhà máy chế biến và người trồng rừng, cũng như phát triển thị trường nội địa.
Ông từng nói rằng chính sách của Việt Nam tập trung vào mở rộng xuất khẩu là không đúng đắn. Tiêu chí gì ông cho là cần thiết cho chiến lược phát triển ngành sắp tới?
Xuất khẩu quan trọng và trực tiếp liên quan đến việc làm. Tuy nhiên, nếu các cơ quan chức năng chú ý tới tới các nhóm tác nhân trong ngành, như 1,4 triệu hộ trồng rừng, các lợi ích kinh tế và xã hội cũng rất quan trọng.
Tuy nhiên, cho đến nay, các chính sách vẫn chỉ tập trung vào 5.300 doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là vào hơn 2.000 doanh nghiệp xuất khẩu trong số này. Trong khi doanh thu xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tăng dần hàng năm, từ 6,9 tỷ USD trong năm 2015 lên 11,2 tỷ USD năm 2019, các doanh nghiệp Việt Nam cũng chi ra khoảng 0,8 – 1,2 tỷ hàng năm để nhập khẩu khoảng 2 triệu m3 gỗ tròn.
Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để đưa ra tiêu chí cụ thể cho ngành gỗ Việt Nam bởi hiện vẫn chưa có chiến lược phát triển. Tất nhiên, việc đề ra các tiêu chí cho các sản phẩm chiến lược là rất quan trọng. Tuy nhiên, các tiêu chí này không thể đưa ra bởi một số ít các cơ quan quản lý nhà nước mà phải dựa trên các kết quả làm việc của các nhóm khác nhau, các cuộc thảo luận với những chuyên gia hiểu biết nhất về ngành. Thiết lập một chiến lược ngành có sự tương đồng với cách Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc đánh giá các tiêu chí đói nghèo.
Ngày càng nhiều thị trường nhập khẩu gỗ Việt Nam đề cập tới rủi ro nguồn gỗ từ Trung Quốc. Liệu Việt Nam có nên đưa ra các biện pháp giải quyết rủi ro này trong các nội dung của chiến lược phát triển ngành mới?
Rủi ro này đang trở thành nỗi lo của một số quốc gia nhập khẩu các sản phẩm gỗ Việt Nam khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc tăng cao. Trong ngắn hạn, hoạt động nhập khẩu gỗ trái phép có thể dẫn tới suy giảm ngắn hạn trong xuất khẩu gỗ Việt Nam. Tuy nhiên, tôi nghĩ Việt Nam không nên chờ đợi cho tới khi có kế hoạch phát triển mới được đưa ra mà nên có những hành động lập tức để ngăn chặn bất cứ thiệt hại nào cho ngành này.
Hiện sản xuất gỗ nội địa đang bị chi phối bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc, với các lợi ích mà lẽ ra doanh nghiệp Việt Nam nên hưởng – đặc biệt là khi số liệu xuát khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục ở mức cao, bất chấp các tác động của đại dịch.
Vậy nếu như không phải là trong kế hoạch phát triển, ông sẽ đề xuất thế nào để giảm rủi ro nguồn cung gỗ Trung Quốc?
Các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam và các hiệp hội doanh nghiệp nên hợp tác để phát hiện và theo dõi mọi doanh nghiệp có nhập khẩu các sản phẩm gỗ từ Trung Quốc?
Để làm như vậy, họ cần theo dõi sát sao tình hình xuất nhập khẩu gỗ đến và từ Việt Nam, qua đó phát hiện bất cứ biến động bất thường nào trong lượng giao dịch và các yếu tố đáng ngờ ngay lập tức. Tuy nhiên, đây là một lượng công việc rất lớn do quy mô của các dòng sản phẩm. Ví dụ, chỉ riêng xuất khẩu đồ gia dụng sang EU đã hơn 250 mặt hàng khác nhau. Do đó, vấn đề chính là tìm kiếm giải pháp đảm bảo rằng các cơ quan liên quan có đủ năng lực và nguồn lực để triển khai việc này.
Tuy nhiên, Việt Nam có thể tối thiểu hóa rủi ro từ hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc nếu cso trọng tâm rõ ràng và cơ chế hợp tác để trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước và các hiệp hội cũng như các doanh nghiệp.
Trong khi cơ quan hải quan đóng vai trò giám sát tại biên giới, một lỗ hổng trong hệ thống là hiện thiếu các cơ quan tương tự về chức năng tại các địa phương có thể thnh tra các nhà máy và phát hiện bất cứ gian lận nào.
Sẽ tốt hơn nếu Việt Nam có một cơ quan theo dõi độc lập. Ví dụ, về các quy định cần thiết để triển khai Hiệp định Đối tác Tự nguyện Việt Nam – EU, có hiệu lực từ tháng 6/2019, Việt Nam có thể học hỏi EU về giám sát nguồn gỗ bất hợp pháp, có thể là một giải pháp tốt để tối thiểu hóa các rủi ro này.
Một số diễn biến chính sách quốc tế liên quan đến khai thác và sử dụng gỗ nguyên liệu từ rừng tự nhiên:
- Luật Lacey Mỹ sửa đổi (2008) cấm khai thác, vận chuyển và tiêu thụ các sản phẩm gỗ phi pháp tại Mỹ;
- Luật gỗ EU (EUTR 2013) ghi rõ các quy định tương tự đối với thị trường này, ngoài ra buộc các nhà nhập khẩu và nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về hành vi sai trái;
- Tương tự, Luật Cấm khai thác Gỗ phi pháp của Úc (AILP, 2012) có cùng các quy định tương tự như EUTR về loại bỏ nguồn gỗ bất hợp pháp ra khỏi thị trườngl
- Chính phủ Nhật Bản tiến tới yêu cầu các công ty thực hiện thẩm định tất cả các sản phẩm gỗ được tiêu thụ trong nước, vốn hiện nay đang triển khai tự nguyện;
- Chính phủ Hàn Quốc cũng đang cân nhắc các cơ chế tương tự như trong EUTR và AILP; và
- Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng các quy định nghiêm ngặt về thu mua công đối với các sản phẩm gỗ.
Theo VIR
Bình luận