Rau quả

Nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc vượt 1,6 tỷ USD trong nửa đầu năm 2020

0

Nguồn cung sầu riêng tại Trung Quốc gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu. Năm 2019, nhập khẩu sầu riêng của Trung Qoúco tăng 47% so với năm 2018 và sầu riêng đã thế chỗ cherry trở thành loại trái cây có giá trị nhập khẩu hàng đầu tại Trung Quốc.

Trong nửa đầu năm 2020, ngay cả đại dịch COVID-19 cũng không làm giảm mạnh cơn thèm sầu riêng của người Trung Quốc. Theo dữ liệu từ Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu sầu riêng tươi và đông lạnh của nước này trong nửa đầu năm 2020 đạt 1,62 tỷ USD, tăng 73,5% so với cùng kỳ năm 2019 và rất gần với con số 1,82 tỷ USD – tổng kim ngạch nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc trong cả năm 2019. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu sầu riêng trong cùng kỳ so sánh chỉ tăng 10,8%, đạt 397.000 tấn. Do đó, tăng trưởng mạnh kim ngạch nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc trong năm nay sẽ chủ yếu do giá nhập khẩu tăng.

Cho tới nay, sầu riêng tươi từ Thái Lan và sầu riêng đông lạnh từ cả Thái Lan và Malaysia đều được phê chuẩn xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong nửa đầu năm 2020, nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc đạt 1,52 tỷ USD, tăng 75,7% so với cùng kỳ năm 2019. Giá sầu riêng tươi nhập khẩu đạt 3,98 USD/kg, tăng 59,5% trong cùng kỳ so sánh. Đồng thời, giá trị nhập khẩu sầu riêng Thái Lan đông lạnh là 63,43 triệu USD trong nửa đầu năm 2020, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2019; giá nhập khẩu đạt 5,8 USD/kg, tăng 2,9% trong cùng kỳ so sánh. Trong cùng kỳ, nhập khẩu sầu riêng đông lạnh Malaysia tại Trung Quốc đạt 40,37 triệu USD, tăng 128,4% so với nửa đầu năm 2019, trong khi giá nhập khẩu trung bình đạt 5,8 USD/kg, tăng 0,48% trong cùng kỳ so sánh.

Dựa trên các số liệu này, sầu riêng tươi chiếm 93,7% tổng giá trị nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2020 và giá sầu riêng đông lạnh duy trì ổn định tương đối so với năm 2019. Đáng chú ý là sầu riêng Malaysia đông lạnh đã chính thức được cho phép thâm nhập vào thị trường Trung Quốc trong tháng 5/2020 và hoạt động xuất khẩu chỉ thực sự diễn ra vào tháng 6/2019, nên giá trị nhập khẩu ghi nhận trong nửa đầu năm 2020 tăng vọt.

Được dẫn dắt bởi nhu cầu thị trường mạnh tại Trung Quốc, diện tích trồng sầu riêng tại Thái Lan đang tăng mạnh trong những năm gần đây, thay thế các cây trồng khác. Theo Văn phòng Kinh tế Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác Nông nghiệp Thái Lan, diện tích trồng sầu riêng lớn tại miền nam Thái Lan ghi nhận tăng 22% trong năm 2020. Hiện ngoài các kênh marketing truyền thống, các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới và phát trực tuyến bán hàng cũng tạo nên những cơ hội mới cho Thái Lan trong mở rộng xuất khẩu trái cây. Ngày 9/6, thứ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit đã tham gia một show phát trực tuyến trực tiếp để xúc tiến trái cây Thái Lan tới người tiêu dùng Trung Quốc. Trong buổi phát sóng này, xấp xỉ 50.000 trái sầu riêng đã được tiêu thụ.

Malaysia cũng theo dõi sát sao thị trường sầu riêng Trung Quốc. Goh Tian Chuan, chủ tịch Liên đoàn các hiệp hội Trung Quốc tại Malaysia đề xuất chính phủ nên tăng diện tích đất trồng sầu riêng để tăng nguồn cung xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc trong thời gian tới. Ông nhấn mạnh rằng giống sầu riêng Kinabalu King ra mắt hồi năm ngoái từ Sabah đã thu hút sự chú ý lớn và rất phù hợp cho các chiến dịch xúc tiến bán hàng.

Các nguồn tin trong ngành cho biết sản lượng sầu riêng Musang King của Sabah – một giống sầu riêng rất được ưa chuộng khác từ Malaysia – năm nay khá thấp. Tuy nhiên, còn rất nhiều diện tích đất chưa được sử dụng đến tại Sabah và cần thêm các khoản đầu tư đổ vào ngành sầu riêng.

Theo Produce Report

Admin

Nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc tăng hơn 50% trong nửa đầu năm 2023

Bài trước

Sầu riêng trở thành mặt hàng trái xuất xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang Trung Quốc

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả