0

Chỉ số giá thực phẩm FAO* (FFPI) đạt trung bình 94,2 điểm trong tháng 7/2020, tăng 1,1 điểm (1,2%) so với tháng 6. Đây là tháng tăng điểm thứ hai liên tiếp và chỉ số này cao hơn gần 1 điểm (1%) so với cùng kỳ năm 2019. Tương tự tháng 6, giá dầu thực vật, giá các sản phẩm sữa và giá đường tăng vượt mức giảm trên các thị trường thịt và chỉ số giá ngũ cốc nhìn chung ổn định trong tháng 7 vừa qua.

Chỉ số giá ngũ cốc FAO đạt trung bình 96,9 điểm trong tháng 7, hầu như không đổi so với tháng 6 và cao hơn 0,4 điểm (0,4%) so với cùng kỳ năm 2019. Trong số các loại ngũ cốc chính, giá lúa mỳ thay đổi ít nhất so với tháng 6, trong khi giá ngô và giá hạt kê ghi nhận tăng mạnh, giá gạo giảm. Trên các thị trường lúa mỳ, bất chấp đồng USD yếu đi và lo ngại về triển vọng sản xuất tại châu Âu, khu vực biển Đen và Argentina, hoạt động thương mại yếu và các dự báo ban đầu về sản lượng lúa mỳ khôi phục mạnh tại Úc giữ cho chỉ số giá lúa mỳ trung bình tháng 7 ở mức tương đương tháng 6, nhưng cao hơn gần 2% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi giá lúa mạch cũng duy trì ổn định, giá xuất khẩu cả hạt kê và ngô ghi nhận tăng mạnh trong tháng 7, lần lượt là 5,8% và 3,7% so với tháng 6; tăng 14% và 10,4% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi giá hạt kê và ngô tăng vọt chủ yếu do nhu cầu mua lớn từ Trung Quốc đối với Mỹ, những quan ngại liên quan đến thời tiết và sự sụt giá đồng đôla lại là các yếu tố kích thích giá tăng. Ngược lại, triển vọng sản lượng cao năm 2020 và hoạt động thị trường trầm lắng đang đẩy giá gạo quốc tế giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng, bất chấp những nỗi lo trở lại liên quan đến các nút thắt logistics gây ra bởi COVID-19.

Chỉ số giá dầu thực vật FAO đạt trung bình 93,2 điểm trong tháng 7, tăng 6,6% (7,6%) so với tháng 6 và chạm mức cao nhất trong 5 năm. Chỉ số này tăng mạnh chủ yếu phản ánh giá dầu cọ, giá dầu đậu tương và giá dầu hạt cải tăng. Giá dầu cọ tăng tháng thứ 2 liên tiếp trong tháng 7, chủ yếu do triển vọng sản lượng giảm tại các nước sản xuất lớn khi mưa lớn gây lũ lụt nghiêm trọng tại các nước này. Nhu cầu nhập khẩu mạnh hơn dự báo và lo ngại tình trạng thiếu lao động nhập cư tại Malaysia là các nguyên nhân kích thích giá dầu cọ tăng. Giá dầu đậu tương quốc tê cũng tăng mạnh, chủ yếu do nguồn cung đậu tương Brazil giảm – một trong những nhà xuất khẩu dầu đậu tương hàng đầu thế giới. Giá dầu hạt cải tăng vững nhờ nhu cầu mới từ cả ngành nhiên liệu sinh học lẫn các ngành thực phẩm tại EU.

Chỉ số giá sữa FAO đạt trung bình 101,8 điểm trong tháng 7, tăng 3,5 điểm (3,5%) so với tháng 6. Trong tháng 7, giá tất cả các sản phẩm sữa đều tăng, với mức tăng 0,7 điểm (0,7%) so với cùng kỳ năm 2019 và lần đầu tiên vượt mức điểm trước đại dịch. Giá các loại sữa bột, đặc biệt là sữa bột nguyên kem (WMP), tăng nhờ nhu cầu nhập khẩu cao tại các nước châu Á với một số lo ngại về quy mô thực sự của nguồn cung khả dụng xuất khẩu tại châu Đại dương niên vụ 2020/21. Đồng thời, mặc dù vẫn thấp hơn nhiều so với mức trước dịch, giá bơ và phô mai tiếp tục tăng, chủ yếu nhờ nhu cầu nhập khẩu cao và suy giảm nguồn cung xuất khẩu theo chu kỳ cộng với nhu cầu nội khối tăng ổn định tại châu Âu.

Chỉ số giá thịt FAO đạt trung bình 93 điểm trong tháng 7, giảm 1,7 điểm (1,8%) so với tháng 6 và 9,4 điểm (9,2%) so với cùng kỳ năm 2019. Giá thịt lợn và thịt bò đều giảm trong tháng 7 do nhu cầu nhập khẩu vẫn thấp hơn nhiều so với nguồn cung khả dụng xuất khẩu, đáng chú ý là giữa bối cảnh gián đoạn hoạt động tại các nhà máy giết mổ, chế biến và xuất khẩu thịt tại các khu vực xuất khẩu lớn. Giá thịt gia cầm phục hồi sau 5 tháng suy giảm liên tiếp, chủ yếu phản ánh sản xuất suy yếu tại Brazil xuất phát từ chi phí TACN cao và lo ngại về triển vọng nhu cầu trong thời gian tới. Sau khi tăng mạnh trong tháng 5, giá thịt cừu chỉ tăng nhẹ trong tháng 7, phản ánh nhu cầu yếu đi.

Chỉ số giá đường FAO đạt trung bình 76 điểm trong tháng 7, tăng 1 điểm (1,4%) so với tháng 6 và cao hơn 3,4 điểm (4,3%) so với cùng kỳ năm 2019. Giá nhiên liệu tăng cộng với triển vọng sản lượng đường giảm do hạn hán nghiêm trọng tại Thái Lan – nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới – đã chi phối diễn biến giá đường trong tháng 7. Tuy nhiên, sản lượng nghiền mía cao tại Brazil – nước sản xuất đường lớn nhất thế giới, cho thấy các nhà sản xuất nước này đang ưu tiên sản xuất đường hơn ethanol, làm hạn chế mức tăng giá.

*Từ tháng 7/2020, phạm vi bao phủ của FFPI tăng lên và giai đoạn cơ sở điều chỉnh sang năm 2014 – 2016.

Theo FAO

Admin

Thị trường lúa mì: La Nina mạnh khiến hạn hán ở đồng bằng Mỹ trầm trọng hơn; Ấn Độ tăng giá mua lúa mì 6,6% để thúc đẩy sản xuất

Bài trước

Giá lúa mì, cà phê, đường và các loại thực phẩm khác đang tăng do thời tiết xấu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc