Một cú gõ nhẹ lên tiêu dùng thực phẩm trong suy thoái toàn cầu do đại dịch virus corona gây ra vẫn có thể làm giá nông sản giảm mạnh, theo báo cáo FAO/OECD mới nhất nhận định.
Với sản xuất thực phẩm vẫn duy trì phần lớn trong suốt cuộc khủng hoảng, các thị trường nông sản đang đối mặt rủi ro tồn kho cao, gây áp lực lên giá, theo FAO/OECD nhận định. “Các cú shock vĩ mô gây ra bởi đại dịch COVID-19 được cho là sẽ gây áp lực giảm giá hàng hóa nông sản”, các tổ chức này nhận định thêm rằng “có khả năng có một cú shock thị trường lịch sử” trong năm 2020. Tác động lên dầu thực vật và các sản phẩm nguồn gốc động vật sẽ lớn hơn tác động lên các lương thực thiết yếu như gạo và lúa mỳ.
Các dự báo này là một phần trong báo cáo triển vọng nông nghiệp thường niên cho giai đoạn 10 năm do Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố. Báo cáo này đánh dấu những phân tích đầu tiên về hệ quả của virus corona lên các thị trường nông sản. Virus corona, gây ra dịch bệnh COVID-19, đã góp phần làm giá nông sản trượt dài, bao gồm mức giá thấp nhất trong 10 năm đối với ngô Mỹ, do các nhà hàng đóng cửa hàng loạt và tiêu dùng rơi tự do.
Một số giá hàng hóa đã phục hồi trong những tuần gần đây, chủ yếu do các nước nới lỏng chính sách phong tỏa, nhưng FAO và OECD cho rằng triển vọng ngắn hạn vẫn còn khó lường. “Các thị trường đã vượt qua cú shock đầu tiên rất tốt”, tổng thư ký OECD Angel Gurria phát biểu trong một hội nghị trực tuyến. “Tuy nhiên, ở đây không có chỗ cho sự tự mãn, đặc biệt khi virus corona tiếp tục lây lan tại các nước đang phát triển”.
Giữa bối cảnh COVID-19 tiếp tục phủ bóng lên triển vọng ngắn hạn, FAO và OECD dự báo rằng giá nông sản sẽ dần thoát khỏi kịch bản nền giảm nhẹ về giá trị thực trong giai đoạn 2020 – 2029. Năng suất tăng dẫn tới sản lượng cao sẽ bắt kịp nhu cầu thực phẩm của nhân loại và đẩy giá thực phẩm toàn cầu giảm. Giá thịt, đặc biệt là thịt lợn, dự báo giảm mạnh hơn khi thị trường phục hồi sau đại dịch tả lợn tại Trung Quốc.
Theo Reuters
Bình luận