0

Chỉ số giá thực phẩm FAO (FFPI) đạt trung bình 93,2 điểm trong tháng 6/2020, cao hơn khoảng 2,2 điểm (2,4%) so với tháng 5, là tháng tăng điểm đầu tiên kể từ đầu năm 2020 đến nay. Giữa bối cảnh COVID-19 tiếp tục gây bất ổn trên thị trường, giá dầu thực vật, đường và các sản phẩm sữa bật tăng lên mức cao nhất trong vài tháng sau khi ghi nhận giảm mạnh trong tháng 5; trong khi các thị trường ngũ cốc và thịt vẫn tiếp tục chịu áp lực giảm giá.

Chỉ số giá ngũ cốc FAO đạt trung bình 96,9 điểm trong tháng 6, giảm nhẹ (0,6%) so với tháng 5 và 1,9 điểm (1,9%) so với cùng kỳ năm 2019. Áp lực giảm tiếp tục diễn ra đối với giá lúa mỳ trong tháng 6, một phần do các vụ thu hoạch mới tại Bắc bán cầu, nhưng cũng do triển vọng sản xuất cải thiện tại một số nước xuất khẩu chính, đặc biệt là tại khu vực biển Đen. Các hoạt động thương mại chậm lại và các biến động tỷ giá tại một số nước xuất khẩu khiến giá gạo quốc tế ghi nhận đợt giảm đầu tiên, dù ở mức nhẹ, kể từ đầu năm đến nay. Giá xuất khẩu hạt kê và lúa mạch cũng giảm trong tháng 6, phản ánh tình hình sản xuất chung ở mức tốt và nhu cầu nhập khẩu trên toàn cầu còn yếu. Ngược lại, sau vài tháng suy giảm, giá ngô tăng lần đầu tiên trong tháng 6, chủ yếu nhờ nhu cầu phục hồi và các điều kiện sản xuất bất lợi tại Mỹ.

Chỉ số giá dầu thực vật FAO đạt trung bình 86,6 điểm trong tháng 6, tăng 8,8 điểm (11,3%) sau khi giảm 4 tháng liên tiếp. Chỉ số này bật tăng chủ yếu phản ánh giá dầu cọ tăng, trong khi giá dầu đậu tương, hạt hướng dương và dầu hạt cải cũng tăng. Giá dầu cọ quốc tế tăng mạnh trong tháng 6 do cả nhu cầu quốc tế tăng – sau khi các lệnh phong tỏa do COVID-19 được nới lỏng tại nhiều nước, và những lo ngại về khả năng sản xuât suy giảm khi tình trạng thiếu lao động nhập cư kéo dài. Trong khi phục hồi nhu cầu toàn cầu cũng tạo ra lực đỡ giá dầu, cùng với thực tế là nguồn cung khả dụng xuất khẩu hạn chế tại các nước xuất khẩu hàng đầu. Trong trường hợp của dầu hạt cải, nhu cầu phục hồi trong ngành nhiên liệu sinh học của EU cũng đẩy giá tăng.

Chỉ số giá sữa FAO đạt trung bình 98,2 điểm trong tháng 6, tăng 3,8 điểm (4%) so với tháng 5. Tháng 6 đánh dấu lần đầu tiên chỉ số này tăng sau 4 tháng liên tục giảm, mặc dù chỉ số này vẫn thấp hơn 4,6% so với cùng kỳ năm 2019. Giá chào bán tất cả các sản phẩm sữa trong chỉ số này đều tăng nhưng chưa quay trở lại mức trước đại dịch. Nhu cầu nhập khẩu mới, giao ngay, đặc biệt từ Trung Đông và Đông Á, cộng với nguồn cung giảm theo mùa tại châu Âu và nguồn cung hạn chế của các nguồn cung không chắc chắn tại châu Đại dương, là nguyên nhân đẩy giá tăng.

Chỉ số giá thịt FAO đạt trung bình 95,2 điểm trong tháng 6, giảm nhẹ 0,6% xuống mức thấp hơn cùng kỳ năm 2019. Giá thịt gà và thịt bò chào bán trên thị trường quốc tế giảm, chủ yếu do nguồn cung khả dụng xuất khẩu tăng tại các vùng sản xuất lớn, bất chấp nhu cầu nhập khẩu cao từ Trung Quốc và Trung Đông. Ngược lại, giá thịt lợn phục hồi nhẹ, chủ yếu do nhu cầu phục hồi tại châu Âu do kỳ vọng nới lỏng các hạn chế thị trường hậu COVID-19. Giá thịt cừu tăng do nhu cầu tái đàn dẫn tới giảm nguồn cung từ châu Đại dương giữa bối cảnh nhu cầu liên tục duy trì ở mức cao.

Chỉ số giá đường đạt trung bình 75 điểm trong tháng 6, tăng 7,2 điểm (10,6%) so với tháng 5. Sự tăng vọt giá dầu thô tạo nên cú hích mạnh cho thị trường đường, khuyến khích các nhà máy đường Brazil tăng sử dụng mía đường để sản xuất ethanol thay vì đường, qua đó tác động lên các nguồn cung khả dụng xuất khẩu đường. Hơn nữa, các báo cáo gần đây về tình trạng tắc nghẽn tại các cảng Brazil do các biện pháp triển khai nhằm kìm chế sự lây lan virus corona khiến chỉ số giá đường càng tăng.

*Từ tháng 7/2020, phạm vi bao phủ của FFPI tăng lên và giai đoạn cơ sở điều chỉnh sang năm 2014 – 2016.

Theo FAO

Admin

Sau bảy tháng giảm, chỉ số giá thực phẩm FAO tăng trong tháng 3/2024, chủ yếu do giá dầu thực vật thế giới tăng cao

Bài trước

Chỉ số giá thực phẩm FAO giảm trở lại trong tháng 2, chủ yếu do giá ngũ cốc thế giới giảm

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc