0

Nông dân Việt Nam đang thu hoạch măng cụt, chôm chôm và dứa nhưng một lượng lớn các loại trái cây này vẫn đang được nhập khẩu từ Thái Lan. Bộ Công thương báo cáo trong năm 2019, nhập khẩu rau quả của Việt Nam đạt 1,75 tỷ USD. Thái Lan là nguồn cung trái cây lớn nhất cho Việt Nam, với giá trị nhập khẩu trái cây Thái Lan năm 2019 lên tới 462 triệu USD. Măng cụt, chôm chôm, me và sầu riêng Thái Lan rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Đồng thời, dứa tí hon cũng đang thu hút và được nhiều người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng.

Theo Ban quản lý chợ bán buôn nông sản Hóc Môn, khoảng 10 tấn trái cây Thái Lan được bán tai chợ mỗi ngày. Tại chợ bán buôn Thủ Đức, từ 15/3 – giữa tháng 5, 1.145 tấn măng cụt Thái Lan đã được tiêu thụ tại chợ. Giá măng cụt giảm từ 45.000 đồng/kg xuống 21.000 – 40.000 đồng/kg. Ban quản lý chợ cho biết khoảng 56 tấn trái cây Thái Lan được tiêu thụ tai chợ mỗi ngày. Một thành viên ban quản lý chợ cho biết các loại trái cây loại 1 của Việt Nam ngon hơn trái cây Thái Lan do có vị chua ngọt hài hòa, còn trái cây Thái Lan chỉ có vị ngọt. Tuy nhiên, các sản phẩm trái cây Thái Lan lại được sơ chế và đóng gói tốt hơn. “Những thương nhân trọng lợi nhuận thích bán trái cây Thái Lan hơn bởi trái cây Thái Lan được phân loại tốt nên dễ bán hơn”.

Chủ một công ty nhập khẩu trái cây cho biết trái cây Thái Lan đồng đều về hình thức và chất lượng nhưng lại rẻ hơn nhờ hưởng thuế khập khẩu 0% và chi phí vân chuyển thấp. “Trái cây Việt Nam ngon hơn nhưng chỉ những người có kinh nghiệm mới chọn được trái ngon bởi chất lượng sản phẩm không đồng đều”, ông giải thích.

Phó chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam Võ Mai, nhấn mạnh rằng người tiêu dùng Việt Nam thích mua trái cây có hình thức đẹp vì hay dùng làm quà biếu. Thái Lan có rất nhiều loại trái cây, giá lại rẻ. Do Việt Nam mở cửa hội nhập kinh tế thế giới nên các hàng rào thuế dần dỡ bỏ và chỉ duy trì các rào cản kỹ thuật để đảm bảo chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Vấn đề này đặt ra các thách thức cho nông dân Việt Nam hiện đang thiếu những giống tốt và chỉ tổ chức sản xuất ở quy mô nhỏ. “Nông dân Việt Nam cần tái tổ chức hoạt động sản xuất và đi theo hướng sản xuất quy mô lớn để cải thiện chất lượng và giảm chi phí sản xuất”.

Theo ông Lê Văn Phan, một nông dân tại tỉnh Bình Dương hiện có 60ha đất vườn trồng “Quýt vua”, những nông dân sản xuất trái cây đang có một năm 2020 khó khăn do xuất khẩu sang Trung Quốc bị tắc nghẽn do COVID-19. Đồng thời, trên thị trường nội địa, trái cây Việt Nam đang phải cạnh tranh khốc liệt và nhiều nông dân đang làm ăn thua lỗ.

Theo VNS

Admin

Thái Lan dự báo ​​tăng nhập khẩu rau quả từ Việt Nam

Bài trước

Thị trường rau quả Trung Quốc vượt 1,34 nghìn tỷ USD

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả