0

Chỉ số giá thực phẩm FAO (FFPI) đạt trung bình 162,5 điểm trong tháng 5/2020, giảm 3,1 điểm (1,9%) so với tháng 4 và chạm mức trung bình tháng thấp nhất kể từ tháng 12/2018. Với các tác động kinh tế ngày một tiêu cực của COVID-19, FFPI đã giảm liên tiếp trong 4 tháng. Đợt giảm mới nhất trong tháng 5 phản ánh diễn biến giảm ở tất cả các chỉ số phụ trừ đường – mặt hàng tăng giá lần đầu tiên trong 3 tháng.

Chỉ số giá ngũ cốc FAO đạt trung bình 162,2 điểm trong tháng 5, giảm 1,6 điểm (1%) so với tháng 4 và rất gần với cùng kỳ năm 2019. Trong số các loại ngũ cốc chính, chỉ có giá gạo tăng trong tháng 5. Giá gạo quốc tế tăng 1%, chủ yếu do giá gạo Basmati và Japonica tăng, mặc dù diễn biến tỷ giá và nhu cầu từ Malaysia và Philippines cũng giữ giá gạo Indica ở mức cao. Trên các thị trường lúa mỳ, sau khi tăng trong tháng 4, giá xuất khẩu giảm do gặp áp lực lớn từ dự báo tồn kho dồi dào khi thu hoạch vụ mới đang diễn ra hoặc đến gần tại Bắc bán cầu, với mức giảm gần 2%. Trên thị trường ngũ cốc thô, giá ngô Mỹ liên tục gặp áp lực giảm trong 4 tháng vừa qua, tiếp tục giảm trong tháng 5, thấp hơn gần 16% so với cùng kỳ năm 2019. Nhu cầu giảm từ ngành TACN và nhiên liệu sinh học, giữa bối cảnh nguồn cung khả dụng xuất khẩu dồi dào, tiếp tục gây áp lực giảm lên giá ngô quốc tế.

Chỉ số giá dầu thực vật FAO đạt trung bình 128,1 điểm trong tháng 5, giảm 3,7 điểm (2,8%) và chạm mức thấp nhất trong 10 năm. Sự suy giảm liên tiếp của chỉ số này phản ánh giá dầu cọ giảm, trong khi giá dầu hạt cải và giá dầu hạt hướng dương tăng. Giá dầu cọ quốc tế ghi nhận tháng giảm thứ 4 liên tiếp trong tháng 5 vừa qua, có thể phản ánh nhu cầu nhập khẩu của thế giới yếu đi, gắn liền với đại dịch virus corona và giá dầu giảm mạnh, sản lượng tăng hơn dự báo và tồn kho cao tại các nước xuất khẩu lớn. Ngược lại, giá dầu hạt cải và dầu hạt hướng dương tăng do nguồn cung tiếp tục ở mức thấp tại EU và thặng dư khả dụng xuất khẩu tại khu vực biển Đen giảm.

Chỉ số giá sữa FAO đạt trung bình 181,8 điểm trong tháng 5, giảm 14,4 điểm (7,3%) so với tháng 4 và chỉ số này thấp hơn tới 44,3 điểm (19,6%) so với cùng kỳ năm 2019. Giá tất cả các sản phẩm sữa trong chỉ số này đều giảm trong tháng 5, với mức giảm mạnh nhất ghi nhận ở giá bơ và giá phô mai. Giá bơ giảm do nguồn cung theo mùa lớn, đặc biệt tại châu Âu, trong khi giá phô mai giảm là do nhu cầu nhập khẩu yếu đi và nguồn cung khả dụng xuất khẩu vụ cuối ở mức cao từ châu Đại dương. Bất chấp nguồn cung khả dụng xuất khẩu và tồn kho đều ở mức cao, giá sữa bột nguyên kem (WMP) và sữa bột gần (SMP) đều chỉ giảm nhẹ. Do giá vốn ở mức thấp và các hoạt động kinh tế tại Trung Quốc nối lại giúp làm tăng nhu cầu mua trên thị trường này.

Chỉ số giá thịt FAO đạt trung bình 168 điểm trong thagns 5, giảm 1,3 điểm (0,8%) so với tháng 4, ghi nhận tháng giảm điểm thứ 5 liên tiếp. Ở mức này, chỉ số này thấp hơn 6,3 điểm (3,6% so với cùng kỳ năm 2019 và thấp hơn 44 điểm (20,8%) so với mức đỉnh điểm đạt vào thagns 8/2014. Trong tháng 5, giá thịt lợn và thịt gia cầm tiếp tục giảm, phản ánh nguồn cung khả dụng xuất khẩu tại các nước sản xuất lớn ở mức cao, bất chấp nhu cầu nhập khẩu tăng tại Đông Á sau khi nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội để kìm chế sự lây lan COVID-19. Giá thịt cừu giảm nhẹ so nhu cầu nhập khẩu tại Trung Đông giảm, khi khó khăn kinh tế và vận hành logistics tiếp diễn. Ngược lại, giá thịt bò tăng do nhu cầu nhập khẩu tăng và nguồn cung giảm từ Brazil và châu Đại Dương, phản ánh thời gian đầu của các giai đoạn tái đàn.

Chỉ số giá đường của FAO đạt trung bình 155,6 điểm trong tháng 5, tăng 10,7 điểm (7,4%) so với tháng 4. Giá đường trên thị trường quốc tế tăng chủ yếu nhờ sản lượng mía thu hoạch thấp hơn dự báo tại các nước sản xuất chính, đặc biệt là Ấn Độ - nước sản xuất đường lớn thứ 2 thế giới – và Thái Lan – nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới. Hơn nữa, giá dầu thô quốc té tăng cũng góp phần làm tăng giá đường do giá năng lượng tăng thường khuyến khích các nhà máy đường tăng sử dụng nguồn cung mía đường để sản xuất ethanol, giảm nguồn cung đường trên thị trường quốc tế. Đây chính là trường hợp diễn ra tại Brazil – nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới.

Theo FAO

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc