Năng suất cà phê Việt Nam tăng nhờ tái canh
Nhiều vườn cà phê tại tỉnh Kon Tum thuộc Tây Nguyên đang có năng suất cao hơn nhờ các cây cà phê trồng mới và cây cà phê lâu năm ghép với cành mới. Cà phê là cây trồng chủ lực tại tỉnh Kon tum và các tỉnh Tây Nguyên khác – thủ phủ sản xuất cà phê của Việt Nam. Kon Tum đã triển khai thay thế các cây cà phê già cỗi từ năm 2014 và áp dụng các kỹ thuật tiên tiến. Tỉnh cũng hỗ trợ nông dân mua cây giống, phân bón và thuốc trừ sâu.
Ông Nguyễn Thành Chung, hiện có vườn cà phê rộng 0,5ha tại huyện Đăk Hà, đã thay thế các cây cà phê có 30 năm tuổi của mình từ năm 2016. Các cây cà phê mới cho năng suất khoảng 20 tấn trái tươi/ha so với năng suất 11 tấn của cây cà phê già cỗi. “Tái canh giúp tăng hiệu quả sản xuất”, ông cho biết.
Tỉnh đã tái canh hơn 1.208ha cà phê già cỗi từ năm 2014, theo Sở NNPTNT tỉnh Kon Tum, bao gồm 1.430ha cà phê Robusta và 750ha cà phê Arabica, cần được thay thế để cải thiện năng suất. Nông dân tái canh cây cà phê bằng các giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và kháng bệnh tốt hơn. Ví dụ, giống TR4, được thu hoạch vào mùa khô, giúp nông dân chế biến dễ dàng hơn. Diện tích cà phê tỉnh Kon tum tăng từ 16.600ha năm 2016 lên 21.470ha năm 2019, theo số liệu của Sở NNPTNT.
Tuy nhiên, các dự án thủy lợi cung cấp nước chỉ được một phần, khiến nhiều diện tích trồng cà phê đối mặt với rủi ro hạn hán vào mùa khô. Nhiều nông dân trong những năm gần đây đã sử dụng các hệ thống tưới nước phun mưa hoặc nhỏ giọt để tiết kiệm nước.
Theo Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững (VnSAT Kon Tum), nhiều nông dân đã được cấp 50% chi phí đầu tư để mua các hệ thống thủy lợi hiệu quả. Ông Nguyễn Xuân Hải, một trong những nông dân tại xã Hạ Môn thuộc huyện Đăk Hà, hưởng lợi từ dự án VnSAT Kon Tum đã mua một hệ thống phun sương sử dụng công nghệ thủy lợi Israel. Hệ thống này có chi phí 90 triệu đồng (3.900 USD), có thể vừa dùng để tưới tiêu lẫn bón phân cho cây cà phê đồng thời do phân bón được trộn lẫn với nước. Trước đó, ông tốn khoảng 8 giờ để tưới tiêu cho vườn cà phê mỗi lần, nhưng hiện chỉ cần 40 phút.
Kon Tum đang đối mặt với hạn hán nhưng vườn cà phê của ông vẫn phát triển tốt nhờ đủ nước tưới. “Sử dụng hệ thống này giúp cải thiện chất lượng cà phê do nước tưới và phân bón được phun đều lên cây cà phê”. Công nghệ thủy lợi Israel giúp nông dân tiết kiệm nước và giảm chi phí phân bón, lao động, theo Ban quản lý dự án VnSAT Kon Tum. Nông dân tiết kiệm 30 – 40% nước tưới so với các phương pháp tưới tiêu truyền thống, đồng thời năng suất cà phê tăng 15 – 20%.
Theo VNS
Bình luận