0

Bất chấp là một nước tương đối nhỏ, trong 10 năm qua, Chile đã trở thành một trong những nhà xuất khẩu trái cây chính sang Trung Quốc. Sức mua của người Trung Quốc tăng mạnh và sự thâm nhập ngày càng mạnh mẽ cua thương mại điện tử thực phẩm trên khắp cả nước đã làm tăng vọt nhu cầu trái cây tại Trung Quốc, dẫn tới tăng trưởng nhập khẩu trái cây ở nước này duy trì ở mức cao. Chile là một trong những nước đã tận dụng tốt cơ hội này và từ năm 2008 – 2018, xuất khẩu trái cây Chile sang Trung Quốc tăng từ 47 triệu USD lên 1,41 tỷ USD. Trái cây ôn đới chiếm 96% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc. Vận hành chủ yếu thông qua các nhà phân phối bán buôn, các nhà xuất khẩu trái cây Chile đã tăng sự hiện diện không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở các thành phố nhỏ hơn trên khắp cả nước và nằm sâu trong lục địa.

Trong giai đoạn trên, xuất khẩu thực phẩm Chile sang Trung Quốc cũng tăng mạnh và nhanh hơn sang các thị trường khác, như châu Âu và Mỹ - các thị trường nhập khẩu truyền thống của trái cây Chile. Năm 2018, Chile chiếm 24% tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây của Trung Quốc, theo sát là Thái Lan (23,9%), Philippines (10,5%), và Việt Nam (10,4%).

Có một số yếu tố đóng góp cho sự thành công của Chile trên thị trường rau quả Trung Quốc và có thể là một bài học cho các nước khác. Trong khi một số thành công ban đầu của các nhà xuất khẩu trái cây Chile sang Trung Quốc là nhờ các xu hướng vĩ mô thương mại toàn cầu và tính mùa vụ của sản xuất trái cây chile, điều quan trọng cần chú ý là các cải cách chính sách nông nghiệp, tự do hóa thương mại một cách nhất quán, mang đến môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ngành nông sản – thực phẩm và chuẩn bị cho Chile một thành công chắc chắn tại thị trường Trung Quốc.

Thỏa thuận thương mại tự do ký kết giữa Mỹ Latin – là yếu tố quyết định dằng sau tăng xuất Chile và Trung Quốc năm 2005 – FTAs đầu tiên tại khẩu nông sản Chile sang Trung Quốc, giảm tốc thương mại với EU

FTA này đã ngay lập tức cho phép tiếp ận phi thuế đối với 37% danh sách thuế hàng hóa Chile (2.805 trong 7.550 hàng hóa) và 2.947 sản phẩm được xuất khẩu sang Trung Quốc theo cơ chế phi thuế trong năm tiếp theo. Năm 2009, xuất khẩu hàng hóa Chile sang Trung Quốc chỉ chịu mức thuế trung bình 0,1%. FTA đã hình thành nên một lộ trình giảm thuế trong 1 – 5 – 10 năm trước khi đạt trạng thái phi thuế toàn diện. Kết quả là đến năm 2007, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Chile và năm 2010 là thị trường xuất khẩu lớn nhất. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 – 2008 và những biến động tại châu Âu khiến nhu cầu hàng hóa nhập khẩu tại EU – thị trường truyền thống của Chile – suy giảm, tạo nên tiền đề bổ sung cho các nhà xuất khẩu Chile tích cực khai phá các cơ hội thương mại mới.

Nhu cầu tăng nhanh đối với trái cây nhập khẩu tại Trung Quốc và thiếu nguồn cung trái cây trong những tháng mùa đông là các yếu tố quan trọng cho sự thành công của Chile tại thị trường Trung Quốc

Sản xuất theo chu kỳ trái ngược với Trung Quốc khi nguồn cung trái cây tươi sẵn có tại Chile trong suốt mùa đông tại Bắc bán cầu trở thành điểm hấp dẫn với Trung Quốc. Thời điểm Chile cung cấp cherry tươi cho Trung Quốc trùng với dịp lễ mừng năm mới. Vào thời gian này, nghi lễ tặng quà ai ai cũng có và cherry trở thành một trong những món quà được các gia đình Trung Quốc đánh giá cao do loại quả này biểu tượng cho tình yêu và sức ảnh hưởng. Điều này lý do mức giá cao mà các nhà sản xuất cherry Chile nhận được vào thời điểm đó hàng năm.

Lượng xuất khẩu trái cây Chile sang Trung Quốc đạt mức cao nhất từ tháng 11 đến tháng 5, phụ thuộc vào loại trái cây. Ví dụ, toàn bộ xuất khẩu cherry Chile sang Trung Quốc tập trung chỉ trong 4 tháng, từ tháng 11 – 2. Lấy niên vụ 2017/18 và 2018/19 làm ví dụ, khoảng 62 – 71% tổng giá trị xuất khẩu trong vụ thông thường diễn ra chỉ trong tháng 1. Tháng 1/2018, xuất khẩu cherry Chile sang Trung Quốc đạt 676 triệu USD và tháng 1/2019 đạt 787 triệu USD. Trong khi đó, nho được xuất khẩu trong thời gian dài hơn, từ tháng 12 – 6, với cao điểm diễn ra vào tháng 4 với hơn 40% (khoảng 400 triệu USD) tổng kim ngạch xuất khẩu tập trung trong tháng này. Tình hình tương tự diễn ra với mận, với xuất khẩu cao điểm vào tháng 3. Các nhà kinh doanh trái cây tại Trung Quốc cũng tập trung marketing cho dịp nghỉ lễ năm mới.

Theo các nhà xuất khẩu, hiệu ứng tích cực là tiêu dùng cherry trong thời gian nghỉ lễ năm mới tăng hơn 20%. Ngoài ra, chiến dịch marketing “Enjoy your Red Moment” nhằm mở rộng tiêu dùng cherry quanh năm.

Các cải cách ngành nông nghiệp và chính sách nông nghiệp nội địa tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp và chuẩn bị cho Chile những lợi thế cơ hội tại thị trường Trung Quốc đầu những năm 2000

Chiến lược nông nghiệp và nông thôn hiện nay của Chile có gốc rễ từ hàng loạt các cải cách lớn trong chính sách kinh tế quốc gia bắt đầu từ cuối thập niên 1970s. Sau một giai đoạn dài chính phủ can thiệp mạnh tay vào nền kinh tế từ thập niên 1940s, bao gòm cải cách đất đai trên diện rộng từ năm 1965 – 1973, Chile bắt đầu hàng loạt các thay đổi chính sách mang tính cấu trúc một cách hợp lý, tập trung vào đảm bảo an toàn cho các quyền tài sản đất đai, nới lỏng nền kinh tế, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước và dịch chuyển tới mở cửa thương mại. Các cải cáhc chính sách cụ thể theo ngành được triển khai, bổ sung cho các chuyển dịch chính sách sâu rộng nói trên, gắn liền với đầu tư nông nghiệp và các quyết định sản xuất với các động lực hướng tơi cả thị trường nội địa và quốc tế. Cụ thể, từ giữa thập niên 1970s, chính phủ đã dỡ bỏ các chính sách sung công đất nông nghiệp, tái thiết lập đảm bảo các quyền tài sản tư nhân và bắt đầu tái phân bổ đất khỏi các tổ chức lớn, do nhà nước kiểm soát sang các trang trại thuộc sở hữu tư nhân quy mô nhỏ.

Can thiệp trực tiếp từ chính phủ vào các thị trường hàng hóa, đầu vào và tín dụng dần dỡ bỏ để củng cố tính cạnh tranh trên các thị trường đầu vào nông nghiệp

Trong thời gian đầu quá trình cải cách, các cơ quan chịu trách nhiệm về kiểm soát giá và các hội đồng marketing bị xóa bỏ, và hoạt động kiểm soát giá tự động biến mất theo, dù khá chậm chạp. Đối với một số nông sản nhạy cảm về chính trị, như lúa mỳ, trứng và các loại hạt có dầu, một chương trình bình ổn giá dưới dạng “thuế nhập khẩu biến đổi theo biên độ giá” đối với lúa mỳ và đường được áp dụng trong gần 1 thập kỷ. Các cải cách kinh tế bao gồm tư nhân hóa và bãi bỏ quy định đối với hàng không, cảng và viễn thong, đóng góp giúp giảm chi phí và dịch vụ tốt hơn trở nên rất quan trọng đối vơi smột ngành xuất khẩu, đặc biệt là rau quả.

Các nguyên tắc chính của hỗ trợ chính phủ Chile dành cho nông nghiệp bao gồm: i) minh bạch và hiệu quả trong chính sách phát triển ngành; ii) các khoản đầu tư lớn vào an toàn thực phẩm và tuân thủ chất lượng; iii) hỗ trợ các đổi mới sáng tạo; iv) hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; v) hỗ trợ các sáng kiến tư nhân trong xúc tiến xuất khẩu; vi) tự do hóa các chính sách thương mại và đàm phán các điều kiện tốt nhất có thể với các đối tác thương mại hiện thời và tiềm năng (Khidirov et al., 2015).

Chính phủ Chile đầu tư mạnh mẽ vào hàng hóa công để thúc đẩy sự phát triển toàn ngành nông nghiệp

Một đặc tính độc đáo của cách tiếp cận Chile đối với chính sách nông nghiệp là không có chính sách giá, thuế hoặc thương mại kiểu “gà chọi”, nghĩa là các hoạt động kích thích cụ thể và gắn với các ngành có GTGT cụ thể. Các chính sách thương mại và nội địa đều tuân thủ cách tiếp cận đối xử đồng đều trong nội bộ ngành lẫn liên ngành, cụ thể là về các khía cạnh thuế hải quan, các chính sách hỗ trợ trong nước và VAT. Chính phủ phân bổ một tỷ trọng lớn trong ngân sách công cho các chi tiêu hỗ trợ các dịch vụ tổng hợp (GSSE), như nghiên cứu và phát triển, các dịch vụ y tế và kiểm tra, xúc tiến xuất khẩu và cơ sở hạ tầng quy mô lớn, chủ yếu đầu tư vào thủy lợi.

Năm 2017, chính phủ Chile phân bổ 422 triệu USD cho GSSE. Tỷ trọng lớn nhất trong GSSE là phân bổ cho đầu tư cơ sở hạ tầng (55,6%). Các khoản phân bổ cho các dịch vụ kiểm soát và thanh tra chiếm 21,5%, chương trình R&D chiếm 19,1%, marketing và xúc tiến thương mại chiếm 3,8%. Chile có một chương trình R&D rất mạnh để phát triển và ứng dụng các giống cây trồng mới và các kỹ thuật trồng trọt. Các khu vực công và tư hợp tác chặt chẽ trng lĩnh vực này, mặc dù quy mô quỹ tư nhân đang tăng trưởng nhanh hơn quỹ công (Khidirov et al., 2015).

Các khoản đầu tư công bền vững vào các hệ thống kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm đảm bảo khả năng cạnh tranh của nông sản Chile trên thị trường thế giới, bao gồm tại Trung Quốc

Từ năm 2013 – 2017, ngân sách hỗ trợ cho các dịch vụ kiểm soát chất lượng và thanh tra tăng tới hơn 10 lần, từ 8,1 triệu USD lên 90,5 triệu USD và trong năm 2017 chiếm 20% tổng phân bổ GSSE. Tỷ trọng ngân sách lớn nhất được phân bổ cho Chương trình Thanh tra Xuất khẩu Nông Lâm sản (54% tổng ngân sách GSSE) và Chương trình Thanh tra Kiểm soát Biên giới (29%). Đáng chú ý, theo các ước tính của OECD, tất cả các nhà xuất khẩu trái cây lớn sang Trung Quốc, Mỹ, Úc, New Zealand, Nam Phi và Philippines, phần bổ một lượng lớn ngân sách cho các dịch vụ thanh tra và kiểm soát chất lượng.

Được thúc đẩy bởi các tiêu chuẩn siêu thị quốc tế tại châu Âu, Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc, chứng nhận tư nhân bên thứ ba cũng trở thành một thực hành cần thiết cho các nhà xuất khẩu Chile

Các công ty xuất khẩu phải có chứng nhận từ các cơ quan chứng nhận tư nhân khác nhau như British Retail Consortium, Global G.A.P., Global G.A.P. Risk Assessment on Social Practice (GRASP), Hazard Analysis and Critical Control Points (HACCP), Rainforest Alliance, hay các nhà bán lẻ Tesco Walmart, trong số các tổ chức khác để kiểm định mức độ tuân thủ các thực hành nông nghiệp tốt, không chỉ bao gồm các điều kiện chất lượng và an toàn chất lượng mà còn vè các khía cạnh trong quá trình sản xuất như các điều kiện lao động và môi trường. Các tiêu chuẩn này được nội bộ hóa và áp dụng bởi những người trồng trái cây thương phẩm và các nhà xuất khẩu trái cây Chile. Ngoài ra, Hiệp hội cá nhà xuất khẩu trái cây Chile (ASOEX) cũng khởi tạo chương trình Chile G.A.P để giúp các nhà sản xuất và xuất khẩu trái cây Chile tuân thủ phổ cập hơn nhiều yêu cầu riêng lẻ đặt ra bởi các nhà bán lẻ khác nhau.

Trọng tâm chiến lược vào thị trường Trung Quốc và xúc tiến thương mại mạnh mẽ là các yếu tố quan trọng thúc đẩy sự thành công của Chile trong xâm chiếm thị trường trái cây tươi của Trung Quốc

Trung Quốc  là thị trường ưu tiên do chính phủ Chile lựa chọn. Hai cơ quan công quyền của nước này, ProChile và DirEcon, xúc tiến mạnh xuất khẩu nông sản – thực phẩm Chile sang thị trường Trung Quốc. Ví dụ, để xây dựng một mối quan hệ bền vững với Trung Quốc, ProChile làm việc trên cơ sở chiến lược dài hạn, đặt trọng tâm vào giới thiệu các sản phẩm mới hàng năm, học hỏi từ các kinh nghiệm quá khứ và mở rộng các hợp đồng (Gonzalez, 2018).

Chile có 4 văn phòng tại Trung Quốc - ở Thượng Hải, Quảng Châu, Bắc Kinh và Hong Kong – cũng như một tham tán thương mại tại Bắc Kinh. Hàng loạt các hoạt động marketing và xúc tiến thương mại mại được tổ chức đều đặn để tăng sự hiện diện của trái cây Chile trên thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, ProChile hợp tác chặt chẽ với các tổ chức tư nhân của các nhà xuất khẩu để cải thiện chất lượng, củng cố vị thế thị trường, và tình báo tài chính để xác định các xu hướng và cơ hội.

Cả khu vực tư nhân và chính phủ Chile đều nhận ra tiềm năng của thương mại điện tử trái cây tươi tại Trung Quốc và hợp tác với nhiều công ty thương mại điện tử Trung Quốc để xúc tiến bán hàng các sản phẩm Chile

Năm 2015, Direcon đã ký một thỏa thuận với Alibaba để xúc tiến các sản phẩm từ các nhà xuất khẩu vừa và nhỏ Chile. Trong cùng năm, ASOEX đạt được thỏa thuận đặc biệt với Alibaba để triển khai kinh doanh trực tuyến trực tiếp các loại trái cây Chile, đặc biệt là nam việt quất và các loại cherry, tại Trung Quốc. Đầu năm 2019, ASOEX đã tổ chức một chiến dịch xúc tiến bán hàng tại Hema, siêu thị bán lẻ thực của Alibaba, đặt trọng tâm vào giới thiệu các loại cherry, nam việt quất và bơ từ Chile.

Ngành trái cây Chile cũng sớm nhận ra tầm quan trọng của các thương hiệu nổi bật và đóng gói chất lượng cao cho người tiêu dùng Trung Quốc

Ngoài ra, các nhà xuất khẩu Chile cũng đầu tư mạnh tay vào tiêu chuẩn hóa và đóng gói trái cây để thỏa mãn sự nhạy cảm của người tiêu dùng Trung Quốc đối với chất lượng và đóng gói cao cấp.

Các khoản đầu tư vào trang thiết bị hiện đại mang đến cho những người sản xuất trái cây Chile lợi thế cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường Trung Quốc do họ tự động hóa và đạt mức độ hoàn hảo về quy trình đóng gói, phân loại trái cây riêng theo màu và cỡ.

Thiết lập một mối quan hệ vững chắc với các đối tác Trung Quốc là một nguyên nhân khác trong câu chuyện thành công của Chile tại Trung Quốc

Trung Quốc từ lâu có những yêu cầu rất cụ thể với mỗi hàng hóa nhập khẩu từ Chile. Chỉ một số xuất xứ cụ thể (các vùng sản xuất và các nhà sản xuất cụ thể) từ Chile được phép xuất khẩu sang Trung Quốc. Chiến lược được các nhà sản xuất Chile tuân thủ là tạo ra các mối quan hệ trực tiếp với các nhà nhập khẩu Trung Quốc để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của họ và đẩy nhanh quy trình xuất khẩu. Một số nhà xuất khẩu Trung Quốc còn tới các khu vực sản xuất tại Chile trong thời gian thu hoạch để mua trực tiếp từ các doanh nghiệp quy mô nhỏ - những người mua trực tiếp từ nông dân, tổ chức và chế biến, tiến hành vận chuyển và phân phối tại Trung Quốc. Tương tự sự hiện diện của người Trung Quốc tại Chile, một lượng lớn các nhà xuất khẩu tại Chile đang thành lập các văn phòng tại Trung Quốc để giảm chi phí và cải thiện khả năng kiểm soát giá, đàm phán trực tiếp với các khách hàng tại cảng thông quan, đồng thời bộc lộ những nỗ lực rõ rệt để tiếp cận các thị trường vùng sâu vùng xa hơn của Trung Quốc.

Hợp tác chặt chẽ giữa các đối tác Trung Quốc và Chile cho phép tạo ra các hợp đồng đặc biệt để vận chuyển cherry trên các tàu di chuyển siêu tốc vượt đại dương

Hiện các nhà vận tải và xuất khẩu Chile có thể đi trực tiếp từ các bờ biển Chile tới Hong Kong trong khoảng 22 ngày, so với 40 ngày trong vài năm trước. Mục đích của hợp đồng này là đảm bảo cho trái cây Chile tới Trung Quốc trong thời gian ngắn hơn và duy trìđộ tươi ngon của sản phẩm. Trong khi đắt đỏ hơn các hợp đồng thông thường, các hợp đồng vận chuyển nhanh này có thể đưa trái cây tươi vào thị trường Trung Quốc sớm hơn trước đây, cải thiện chất lượng và thời điểm.

Các tàu Cherry Express, mới bắt đầu vận hành gần đây, di chuyển trực tiếp từ Valparaiso tới Hong Kong không ngừng nghỉ nhưng áp mức cước vận chuyển cao hơn nhiều so với cước vận chuyển thông thường. Chi phí vận chuyển loại tàu này là 1,3 USD/kg, cao gấp 17 lần chi phí vận chuyển trái cây thông thường tới châu Á, nhưng bất chấp chi phí cao hơn nhiều, cách thức này vẫn đang được các nhà xuất khẩu sử dụng phổ biến.

Một cách khách là vận chuyển hàng không cherry tới Trung Quốc trong tháng 11 và 12 để tận dụng lợi thế giá cao trong giai đoạn này. Vận chuyển hàng không đối với cherry có chi phí khoảng 3,6 USD/kg nhưng chỉ mất 4 ngày để tới Trung Quốc. Cách thức vận chuyển này chỉ được một số ít nhà xuất khẩu sử dụng nhằm tận dụng lợi thế giá cao tại thị trường Trung Quốc trong thời điểm tháng 11. Một lượng lớn xuất khẩu cherry vào tháng 1 vẫn được vận chuyển bằng tàu biển.

Theo World Bank

Admin

Sáng kiến giải quyết dư thừa trái cây của chính phủ Thái Lan bằng các cửa hàng di động

Bài trước

Nhà máy chế biến sầu riêng đầu tiên của Trung Quốc chuẩn bị đi vào hoạt động vào tháng 6

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả