COVID-19 tác động tới thói quen của người tiêu dùng trên khắp thế giới, khi nhiều người mua sắm đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt thực phẩm và các nút thắt cổ chai trong giao hàng để có nguồn cung thực phẩm cho các gia đình. Ở mặt trận tiền tuyến của COVID-19, thói quen tiêu dùng đang chuyển hướng sang các sản phẩm thực phẩm có thời hạn sử dụng kéo dài; trong những ngày đầu bùng dịch, tình trạng mua tích trữ hoảng loạn khiến rất nhiều người tiêu dùng tranh nhau mua các sản phẩm thực phẩm như các loại đậu, súp và các loại thực phẩm đóng hộp khác.
Khảo sát theo dõi hành vi người tiêu dùng theo tuần về COVID-19 của GlobalData cho thấy cách thói quen tiêu dùng thay đổi rất khác nhau ở mỗi nước; trong tuần 3, 46% người Thụy Điển không mua các loại thực phẩm đóng hộp theo lô và không có ý định lặp lại hành vi này trong tương lai và chỉ 1% cho biết họ đang mua thêm các loại thực phẩm đóng hộp. Ngược lại, tại Ý – nước phải trải qua các đợt bùng phát dịch tồi tệ nhất châu Âu – chỉ 20% người phản hồi cho biết họ không mua thực phẩm đóng hộp theo lô trong khi 11% cho hay họ đang mua thêm thực phẩm đóng hộp với lượng lớn hơn trước dịch.
Tại các nước châu Âu được khảo sát khác, Anh là nước có tỷ trọng người tiêu dùng thay đổi thói quen lớn nhất đối với thực phẩm đóng hộp, khi 7% cho hay họ đang mua “thêm rất nhiều” hoặc mua “lô lớn” đối với các thực phẩm đóng hộp.
Triển vọng dài hạn là chắc chắn tình trạng phong tỏa sẽ được dỡ bỏ, các khuyến nghị giãn cách xã hội có thể vẫn áp dụng trong một thời gian tới và tình trạng này sẽ tiếp tục tác động tới các thói quen mua sắm của người tiêu dùng, với việc người tiêu dùng thích nghi với việc mua sắm với tần suất ít hơn, với nhiều thực phẩm đóng hộp hơn trong giỏ hàng.
Theo Global Data Consumer
Bình luận