0

Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho hay trong các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực, trong khi xuất khẩu cá tra, cá ngừ và thủy sản biển giảm, xuất khẩu tôm trong quý 1/2020 vẫn diễn biến tích cực và tăng nhẹ giữa bối cảnh COVID-19 lây lan toàn cầu. Nếu đại dịch COVID-19 cơ bản được khống chế vào cuối quý 2/2020, thị trường thế giới sẽ mở cửa trở lại và tôm Việt Nam có thể tận dụng nhiều cơ hội trong giai đoạn hậu COVID-19.

Diễn biến tích cực trên thị trường Mỹ

Mỹ đứng thứ 2 trong top các thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam, chiếm 18,4% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam. Trong quý 1/2020, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 115,5 triệu USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Đại dịch COVID-19 lây lan rộng tại Mỹ bắt đầu từ tháng 3/2020, khiến hoạt động nhập khẩu hàng hóa, bao gồm tôm vào thị trường này bị trì hoãn. Nhu cầu nhập khẩu cũng giảm do giảm mạnh tiêu dùng trong khu vực dịch vụ ăn uống khi chính phủ Mỹ triển khai các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, hệ thống bán lẻ vẫn nhập hàng đều đặn để bù đắp nguồn cung suy giảm nhanh do người tiêu dùng Mỹ tranh mua dự trữ thực phẩm từ đầu mùa dịch. Trong khi nguồn cung tôm từ Ấn Độ, Ecuador, và Thái Lan suy giảm do các lệnh phong tỏa toàn quốc, các nhà nhập khẩu Mỹ quay sang nguồn tôm Việt Nam.

Tăng trưởng xuất khẩu tôm trong quý 1/2020 (nguồn: VASEP)

Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ nên tập trung vào các sản phẩm chế biến sâu và có giá trị gia tăng như tôm bóc vỏ dễ chễ biến, thay đổi các đặc điểm đóng gói để phù hợp với phân khúc bán lẻ.

Nước cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ là Ấn Độ, đồng thời là đối thủ cạnh tranh lớn của tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ, hiện đối mặt với nhiều khó khăn do đai dịch COVID-19. Lệnh phong tỏa toàn quốc để hạn chế sự lây lan của COVID-19, kéo dài từ 23/3 đến ngày 18/5, tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất tôm của nước này do tháng 3 thường là tháng cao điểm thả nuôi vụ hè. Nông dân nuôi tôm tại Ấn Độ gặp khó khăn trong cung cấp và vận chuyển tông giống trong khi sản xuất ách tắc, dẫn tới giá tôm nguyên liẹu giảm mạnh. Các nhà máy chế biến tại Ấn Độ chỉ có thể vận hành với 50% số công nhân so với thông thường. Gía tôm nguyên liệu tại Ấn Độ trong tháng 4 giảm mạnh, tác động tới tâm lý của nông dân khiến họ dè dặt thả nuôi nên nguồn cung tôm nguyên liệu tại Ấn Độ có thể giảm.

Xuất khẩu tômcủa Ecuador sang Mỹ cũng được cho là giảm trong tháng 3/2020 do ngành tôm nước này chỉ vận hành với 50% công suất giữa bối cảnh số lượng ca nhiễm và số người chết do COVID-19 tại nước này tiếp tục tăng. Sản xuất tôm tại Ecuador phụ thuộc chủ yếu vào các công ty chế biến nằm tại Guayaquil thuộc tỉnh Guayas, đồng thời đây cũng là tâm dịch COVID-19 tại Ecuador. Một số công ty đang trên bờ vực đóng cửa nếu tình hình dịch bệnh không cải thiện. Một số nhà máy chế biến không thể mua thêm nguyên liệu thô do không có công nhân làm việc tại nhà máy khi các lệnh phong tỏa tiếp tục có hiệu lực. Trong khi đó, ngành tôm Ecaudor không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ phía chính phủ.

Giá tôm nguyên liệu dần tăng trở lại

Sau thời gian suy giảm do tác động của đại dịch COVID-19, từ đầu tháng 4/2020, giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL đang tăng dần trở lại. Giá tôm tăng mở ra nhiều hy vọng về cơ hội kinh doanh cho vụ sản xuất tôm mới.

Vào cuối tháng 4, giá tôm thẻ chân loại 100 con/kg có giá từ 95.000 – 100.000 đồng/kg, so với 3 tháng trước đã tăng từ 15.000 – 20.000 đồng/kg. Giá tôm sú cỡ 30 con/kg có giá từ 200.000 – 230.000 đồng/kg, tăng 30.000 – 40.000 đồng/kg trong cùng kỳ so sánh.

Giá tôm thẻ chân trắng tại Bạc Liêu tăng hơn 20.000 đồng/kg đối với loại nhỏ. Cụ thể, giá tôm cỡ 100 con/kg đạt 90.000 đồng/kg đối với ao nuôi lót bạt và 80.000 – 85.000 đồng/kg đối với ao nuôi nền đất. Giá tôm thẻ chân trắng cỡ lớn tăng nhẹ so với trước đây: loại 70 con/kg có giá 110.000 đồng/kg; loại 50 con/kg có giá từ 120.000 – 125.000 đồng/kg.

Mặc dù giá tôm nguyên liệu tăng nhưng do tác đọng của hạn hán, xâm mặn và sự bùng phát dịch bệnh trên tôm lẫn tác động phức tạp của đại dịch COVID-19 tại các thị trường tiêu dùng lớn, nông dân vẫn e dè thả nuôi. Nếu các vấn đề trên vẫn chưa được kiểm soát, tình trạng thiếu hụt nguồn cung tôm nguyên liệu sẽ diễn ra khi thị trường phục hồi.

Thời gian vụ nuôi tôm nước lợ năm 2020 vẫn kéo dài và thuận lợi do nhu cầu đối với tôm trên thị trường thế giới vẫn tồn tại khi tôm là thực phẩm thiết yếu trên nhiều thị trường, đặc biệt khi các nước kiểm soát dịch tốt như Hàn Quốc, Trung Quốc mở cửa nhập khẩu lại, có thể mang đến hy vọng cho nhiều nông dân và nhà máy chế biến khi đầu ra thuận lợi.

Trên thị trường EU, Việt Nam có lợi thế nhờ Thỏa thuận Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA), dự kiện có hiệu lực vào tháng 7, đặc biệt khi các nguồn tôm từ Ấn Độ, Thái Lan và các nước khác không có lợi thế thuế mà Việt Nam được hưởng. Tuy nheien, các yếu tố rủi ro vẫn nhiều nên các nhà chế biến – xuất khẩu và nông dân nuôi tôm vẫn cần hợp tác chặt chẽ để vượt qua giai đoạn khó khăn này, nắm bắt cơ hội khi thị trường phục hồi.

Theo VASEP

Admin

Khởi công xây dựng nhà máy chế biến thủy sản trị giá 700 tỷ đồng tại Đồng Tháp

Bài trước

2024 FDA từ chối nhiều lô hàng tôm bị nhiễm kháng sinh nhất kể từ năm 2016

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản