Liệu các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài có phân phối gạo trên thị trường nội địa?
Là một nền kinh tế thị trường, Việt Nam phải mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs) nhưng việc mở cửa thị trường có thể giúp các FIEs kiểm soát thị trường nội địa. UBND tỉnh Đồng Tháp – tỉnh sản xuất lúa gạo lớn thứ 3 của Việt Nam – vừa gửi văn bản tới Thủ tướng với các đề xuất nhằm giải quyết các vấn đề trong thương mại gạo. Một trong các đề xuất là cho phép FIEs tham gia phân phối gạo trên thị trường Việt Nam.
Theo Thông tư 34 của Bộ Công thương ban hành tháng 12/2013, FIEs không có quyền phân phối gạo trên thị trường nội địa. Nhưng xuất khẩu gạo theo cơ chế hạn ngạch nảy sinh rất nhiều vấn đề. Báo Đại Việt dẫn phân tích cho rằng Việt Nam đang trong tình trạng khó xử khi cấm FIEs phân phối một số sản phẩm trên thị trường nội địa và cần mở cửa thị trường để gia nhập môi trường kinh doanh toàn cầu.
Theo ông Nguyễn Văn Nam, nguyên giám đốc Viện Nghiên cứu Thương mại, lệnh cấm FIE phân phối gạo có thể đến từ nỗi lo FIEs có thể thao túng phân phối loại hàng hóa thiết yếu này. Tuy nhiên, FIEs vẫn có thể tìm được các cách để lách luật. Tuy nhiên, FIEs có thể mua lại các chuỗi bán lẻ Việt Nam và bán gạo tại các chuỗi bán lẻ này. Ông Nam chỉ ra rằng vấn đề lớn nhất trong phân phối gạo tại Việt Nam là sự tồn tại dai dẳng của quá nhiều trung gian trong chuỗi phân phối. Nông dân bán lúa ở giá thấp nhưng người tiêu dùng phải trả giá cao bởi gạo phải qua nhiều trung gian phân phối trước khi đến tay người tiêu dùng. Do đó, ông Nam cho rằng Việt Nam có thể cân nhắc mở cửa thị trường phân phối gạo cho FIEs, đồng thời đặt ra các hạn chế đối với các hoạt động của FIEs.
Nếu FIEs có thể phân phối gạo thì sẽ tạo ra cạnh tranh công bằng giữa các nhà phân phối nội địa và FIEs, mang đến mức giá tốt hơn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, cần phải có các quy định hợp ly về phạm vi hoạt động của FIEs và các rào sản kỹ thuật để bảo vệ các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo ông Dương Văn Chín, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Định Thanh thuộc tập đoàn Lộc Trời, cho rằng về mở cửa thị trường, không thể áp các biện pháp phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. Liên quan đến nỗi lo mở cửa thị trường phân phối có thể giúp các doanh ngheiẹp nước ngoài tràn vào Việt Nam và có lợi thế hơn so với các nhà phân phối Việt Nam, ông Chín nhấn mạnh nguyên tắc cạnh tranh công bằng. “Nếu các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục mô hình kinh doanh ăn xổi, ví dụ như không phát triển các vùng trồng lúa nguyên liệu và thu mua lúa gạo có nguồn gốc và chất lượng không rõ ràng, họ sẽ bị các doanh nghiệp nước ngoài đánh bại khi các doanh nghiệp này chủ động được quy trình sản xuất và đảm bảo chất lượng cao và vệ sinh thực phẩm”.
Theo VNS
Bình luận