0

Các doanh nghiệp gỗ có vốn đầu tư nước ngoài đang đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam. Để tăng cường hợp tác giữa các công ty trong nước và nước ngoài, việc triển khai các chính sách mới đang rất được các chuyên gia và tác nhân ngành quan tâm.

Kuka Home, một công ty có vốn đầu tư Trung Quốc 100% đã bắt đầu khởi công nhà máy chế biến nội thất gỗ chỉ sau 6 tháng ký hợp đồng thuê hơn 12ha đất tại KCN Đồng Xoài III tại tỉnh Bình Phước. Theo ông Li Binh, hiện chịu trách nhiệm xây dựng nhà máy, công ty đã đầu tư vào một hệ thống nhà máy trong các khu công nghiệp tại nhiều tỉnh của Việt Nam, bao gồm tỉnh Đồng Nai, để sản xuất các sản phẩm gỗ cho xuất khẩu.

Hoạt động xuất khẩu cuả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs) năm 2020 tiếp tục cho thấy sự vượt trội so với các công ty trong nước. Đến cuối năm 2020, Việt Nam đã có hơn 3.600 doanh nghiệp trực tiếp tham gia xuất khẩu các sản phẩm gỗ, với giá trị xuất khẩu đạt 12,31 tỷ USD trong năm 2020. Trong số đó, 653 doanh nghiệp FIEs chiếm 18% tổng số doanh nghiệp xuất khẩu nhưng giá trị xuất khẩu của nhóm công ty này lên tới 6,07 tỷ USD, chiếm 51% tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm gỗ.

Không có vị thế cạnh tranh

FIEs tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam do ngày càng nhiều doanh nghiệp khối này tăng đầu tư vào ngành gỗ, trở thành một phần quan trọng của xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam. Năm 2020, doanh thu xuất khẩu toàn bộ ngành gỗ tăng 16,2% so với năm 2019.

Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FIEs đặc biệt cao tại các tỉnh miền nam là Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Bình Dương là tỉnh dẫn đầu về giá trị xuất khẩu trong ngành gỗ, với 5,68 tỷ USD và chiếm 47% giá trị xuất khẩu của toàn ngành. Trong đó, nhóm doanh nghiệp FIEs đạt giá trị xuất khẩu 3,85 tỷ USD, chiếm 68% tổng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ Bình Dương. Trong khi đó, doanh thu xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước chỉ đạt 1,8 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 32%. Đồng Nai là tỉnh đứng thứ 2 với doanh thu xuất khẩu đạt 1,62 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 13%.

Gia tăng sự hiện diện của FIEs trong ngành gỗ là kết quả trực tiếp của các chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư của chính phủ và một phần là kết quả của các thỏa thuận thương mại tự do thế hệ mới, cũng như vị trí địa lý thuận lợi của khu vực châu Á Thái Bình Dương. Căng thẳng trong thương mại Mỹ - Trung Quốc cũng tạo cơ hội cho Việt Nam thu hút luồng vốn từ Trung Quốc vào ngành gỗ. Tăng trưởng xuất khẩu của các nhà chế biến gỗ Trung Quốc cũng cho thấy quy mô tài chính và năng lực sản xuất của các FIEs vượt xa các công ty trong nước. “Năng lực vốn và sản xuất là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng của nhóm doanh nghiệp FIEs trong ngành chế biến gỗ”, theo ông Nguyễn Liêm, tổng giám đốc CTCP Lâm Việt – chuyên xuất khẩu các sản phẩm gỗ.

Ví dụ, các khoản đầu tư 5 triệu USD là rất lớn với doanh nghiệp Việt Nam thì 10 triệu USD, thậm chí 15 triệu USD, vẫn là nhỏ đối với một doanh nghiệp FIE. “Hợp đồng 100 container sẽ được sản xuất trong 15 ngày”, ông Liêm nói về năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Trung Quốc. “Họ tiến hành tất cả các hoạt động rất nhanh – lắp đặt máy móc và nhập khẩu nguyên liệu thô để sản xuất – chỉ trong nháy mắt”, ông cho biết thêm. Theo ông Liêm, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào ngành chế biến gỗ Việt Nam chủ yếu là các nhà sản xuất với nhiều thập kỷ kinh nghiệm, sản xuất hàng chất lượng trung bình nhưng với số lượng lớn cho xuất khẩu. So với các doanh nghiệp FIEs, các doanh nghiệp Việt Nam không có vị thế cạnh tranh, theo nhận định của ông Liêm, người có kinh nghiệm làm việc trên 10 năm với một FIE trong ngành.

Trước khi các nhà sản xuất gỗ Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam, các khách hàng Mỹ cũng đã biết tới họ. Khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc nổ ra, nhiều nhà chế biến gỗ Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam để mở nhà máy. Họ kéo theo các khách hàng Mỹ tới địa điểm mới và ký các hợp đồng khối lượng lớn. Thậm chí lãnh đạo một số tập đoàn lớn tại Mỹ còn nhấn mạnh rằng các văn phòng đại diện của họ tại Việt Nam thường mua từ các công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc.

Một hệ thống thống nhất

Ngành gỗ đang chứng kiến một hiện tượng chung: càng phát triển, rủi ro càng cao. Hiện Việt Nam xếp thứ 2 tại châu Á về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ, với tốc độ tăng trưởng cao, khoảng 17%/năm. Các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sang thị trườn Mỹ đang gặp áp lực từ cuộc điều tra của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) liên quan tới các cáo buộc trong sử dụng gỗ thu hoạch hoặc giao dịch phi pháp.

Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực tạo ra một cơ chế chính sách thu hút đầu tư. Nhưng mặt khác, chính phủ cũng đang nỗ lực kiẻm soát các khoản đầu tư chui. Ông Trần Lê Huy, phó chủ tịch Hiệp hội Lâm sản tại tỉnh Bình Định, nhấn mạnh rằng ngành gỗ đang thiếu cơ chế phù hợp để lan tỏa sức mạnh của FIEs. Đồng thời, tác động lan tỏa chỉ diễn ra khi có cơ chế phù hợp, cho phép các doanh nghiệp trong nước và FIEs trao đổi thông tin và kinh nghiệm. Ông Huy tinh rằng việc cho phép các FIEs trở thành thành viên chính thức của các hiệp hội gỗ sẽ tạo ra một hệ thống thống nhất giữa hai bên. “Điều này sẽ góp phần định vị tốt hơn và giảm thiểu rủi ro trong các hoat động đầu tư nước ngoài, đồng thời xây dựng một ngành gỗ Việt Nam bền vững trong tương lai và giúp đưa các nhà sản xuất trong nước tới gần hơn với thị trường”, ông Huy giải thích.

Tuy nhiên, giữa bối cảnh đại dịch, môi trường kinh doanh tại Việt Nam vẫn được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao. Ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhận định rằng Việt Nam đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho FIEs trong khu vực, với 136 nền kinh tế đang đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư hơn 400 tỷ USD.

Theo ông Lộc, với hơn 70% giá trị xuất khẩu đến từ các FIEs, các doanh nghiệp này cũng là một động lực tăng trưởng chính cho xuất khẩu, đưa hàng hóa Việt Nam vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. “Nếu các công ty trong nước và địa phương không được liên kết một cách có hệ thống thì sẽ có mang đến giá trị lan tỏa”, ông Lộc cho rằng chính phủ nên tạo ra môi trường liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài và phải khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng bên cạnh FIEs. Về điểm này, các điều kiện cơ bản để kết nối FIEs với các đối tác trong nước một cách hiệu quả. Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội giai đoạn 2021 – 2030 cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong phát triển quốc gia.

Tổng vốn đầu tư đăng ký giai đoạn 2011 – 2020 đạt hơn 278 tỷ USD, tăng trung bình gần 6,9%/năm, chiếm 22,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Do đó, “nền kinh tế với một trụ đỡ là vốn đầu tư nước ngoài đang tăng trưởng nhanh”. Đồng thời, chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm và kế hoạch 5 năm nhấn mạnh việc củng cố các mối liên kết giữa FIEs – đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia – với các nhà cung ứng trong nước.

Theo VIR

Admin

Doanh nghiệp gỗ, nội thất được khuyến nghị tận dụng thương mại điện tử

Bài trước

Xuất khẩu gỗ giảm 15,5% trong năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ