Tập đoàn bán lẻ Nhật Bản Aeon đang đẩy nhanh việc mở trung tâm thương mại và các cửa hàng tại Việt Nam, thu hút tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo tại Việt Nam và đón đầu việc dỡ bỏ các hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong mảng này dự kiến diễn ra trong 2 năm tới.
Aeon có kế hoạch tăng gấp 3 lần số trung tâm thương mại tại Việt Nam từ nay đến năm 2025 nhằm giành lợi thế trong lĩnh vực thực phẩm. Với gần 40 năm kinh nghiệm tại Đông Nam Á, nhà bán lẻ này sẽ tận dụng những bài học đã tích lũy tại Malaysia – thị trường đầu tiên tại Đông Nam Á mà Aeon đặt chân vào và các thị trường khác để đẩy mạnh việc mở thêm cửa hàng.
Cuối tháng 8/2022 tại Aeon Hà Đông tại Hà Nội, một bếp ăn lớn hoạt động hết công suất bất chấp lúc ấy mới 6h sáng. Hàng chục công nhân làm bánh bận rộn lấy bánh mỳ ra khỏi lò và chất lên những xe chở hàng đặc biệt. Bếp bánh này vận chuyển bánh mỳ tới 60 địa điểm khác nhau và sản phẩm bánh ngọt khác tới 5 siêu thị MaxValu gần đó, với công suất sản xuất 5.000 – 6.000 bánh mỗi ngày trong tuần. Aeon vận chuyển bánh mì tới các cửa hàng 3 lần mỗi ngày, sử dụng mạng lưới logistics nội bộ. “Chúng tôi có thể vận chuyển bánh mới nướng tới bất cứ cửa hàng nào với mức giá hợp lý”, ông Nguyễn Thanh Tùng, trưởng bộ phận bánh mì tại Aeon nói đầy tự hào.
Khi Aeon tăng tốc mở mới tại Việt Nam, tập đoàn này cũng đang cung cấp bánh mì nướng mới hàng ngày và các món ăn sẵn, sử dụng các trung tâm thương mại như các bếp trung tâm. Bí quyết vận chuyển tới các siêu thị gần quanh tạo nên cho Aeon một lợi thế so sánh. “Chúng tôi có kinh nghiệm về sản xuất hàng loạt và giao hàng hiệu quả đã được thử nghiệm tại Nhật Bản và Malaysia – những nơi chúng tôi không thể thuê ngoài bất cứ công ty nào”, theo trưởng đại diện Aeon tại Việt Nam Yasuyuki Furusawa.
Aeon hiện có khoảng 200 cửa hàng tại Việt Nam, bao gồm 6 trung tâm thương mại và một số siêu thị. Cửa hàng tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh – thành phố lớn nhất cả nước – và Hà Nội – thủ đô – nhưng Aeon dự kiến mở một trung tâm thương mại tại Huế vào năm 2024. Công ty có kế hoạch tăng số siêu thị tại Hà Nội lên 100 vào năm 2025, gấp khoảng 10 lần so với hiện nay. Số lượng trung tâm thương mại dự kiến sẽ tăng gần gấp 3 lần lên 16 trên khắp cả nước. “Chúng tôi cần đẩy nhanh việc mở cửa hàng – đó là lý do vì sao chúng tôi phải triển khai các sáng kiến mới”, ông Furusawa cho hay. Tăng cường mảng kinh doanh thực phẩm – như bánh và bếp trung tâm – là một phần nỗ lực này. Nhiều siêu thị địa phương có quy mô nhỏ và không đủ công suất bếp. “Phân khúc bánh mì và thực phẩm ăn liền sẽ tạo nên sự khác biệt cho chúng tôi”, theo ông Furusawa. Aeon the Nine, một địa điểm mới mở tại Hà Nội vào thangs5 vừa qua, rất phù hợp với định hướng này. Tọa lạc trên diện tích 1.200m2 không gian bán lẻ, so với chỉ chưa tới 300m2 của các siêu thị thông thường tại Việt Nam. Địa điểm này bao gồm một bếp và một khu ăn uống công cộng, với nhiều món ăn hấp dẫn như bánh mỳ mới nướng và quầy salad.
Sự chuyển dịch tới Đông Nam Á là một trong những trụ cột trong kế hoạch kinh doanh trung hạn của tập đoàn. Việt Nam là “thị trường quan trọng nhất trong chiến lược phát triển quốc tế của tập đoàn”, theo một lãnh đạo hàng đầu của Aeon cho hay. Việt Nam có dấn số 100 triệu và độ tuổi trung bình là 33. Tăng trưởng kinh tế hơn 7% hàng năm và dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2022. Nhưng Việt Nam còn hấp dẫn vì một lý do khác. Là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Việt Nam có kế hoạch xóa bỏ hoàn toàn các hạn chế về đầu tư nước ngoài từ đầu năm 2024. Một khi hạn chế như vậy được dỡ bỏ, đồng nghĩa với quy định các nhà bán lẻ nước ngoài không phải xin giấy phép khi mở cửa hàng từ 500m2 trở lên. Mở rộng thị trường Việt Nam có thể tiếp tục nhưng cạnh tranh cũng đang ngày càng tăng.
Theo xếp hạng doanh thu các nhà bán lẻ tại Việt Nam do hang tư vấn Mỹ Kearney tiến hành, công ty đứng đầu là Thế giới di động – chủ yếu bán các thiết bị điện tử cũng như các cửa hàng điện thoại di động và siêu thị, với doanh thu 4,8 tỷ USD. Thế giới di động có 5.500 cửa hàng tại Việt Nam và các nước khác. Tại Việt Nam, thị phần cua công ty là khoảng 5%, cũng là thị phận lớn nhất trong danh sách xếp hạng. Đứng thứ 2 là Saigon Co.op với doanh thu 1,6 tỷ USD và thị phần khoảng 1,5%. Central Retail, một nhà bán lẻ Thái Lan, đứng thứ 3 với thị phần chưa đến 1%. Aeon không công bố con số doanh thu cho các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng ước tính đạt khoảng 700 triệu USD, xếp sau Masan – công ty đứng thứ 5 với doanh thu 868 triệu USD. Các công ty khác cũng đang mở rộng hoạt động kinh doanh. Central Retail của Thái Lan có kê shoahcj đầu tư 30 tỷ Baht (797 triệu USD) vào Việt Nam. Tập đoàn Masan đã mở hơn 100 cửa hàng tiện lợi và các cửa hàng khác mỗi tháng kể từ tháng 4 tới nay. Saigon Co.op cũng có kế hoạch mở 100 cửa hàng nhỏ từ nay đến cuối năm.
Trong môi trường này, làm kinh doanh tại Việt Nam rất khó. Nhà bán lẻ Đức Metro AG đã rút khỏi thị trường này năm 2014 và Auchan của Pháp rút vào năm 2019. Nhưng đây không phải là thị trường đầu tiên của Aeon tại Đông Nam Á. Trước khi mở trung tâm thương mại đầu tiên tại Việt Nam năm 2014, Aeon đã mở cửa hàng đầu tiên tại Malaysia vào năm 1985. Năm 2012, Aeon thâu tóm chi nhánh của Carrefour (Pháp) tại Malaysia và chuyển các cửa hàng này thành thương hiệu chuyên giảm giá Aeon Big. Chìa khóa cho hoạt động mở rộng này chính là bánh mì và thực phẩm chế biến sẵn. Aeon hiện có 28 trung tâm thương mại tại Malaysia. Theo Kearney, Aeon là nhà bán lẻ lớn thứ 2 tại Malaysia với doanh thu 1,2 tỷ USD và 2,3% thị phần, chỉ đứng sau nhà bán lẻ nội địa là Speedmart. “Chúng tôi hiện có lơi thế cạnh tranh nhất định tại Malaysia”, đại diện Aeon cho hay.
Aeon đặt chân vào Indonesia năm 2012, khi thành lập một chi nhánh tại nước này để mở trung tâm thương mại. Tuy nhiên, các hạn chế liên quan đến đầu tư nước ngoài tại nước này đã ngáng chân Aeon. Aeon mở một trong các cửa hàng tiện lợi Ministop – chuyên phân khúc ăn tại chỗ - nhưng buộc phải rút khỏi thị trường năm 2016 do các quy định đầu tư nước ngoài quá khắt khe. Aeon Mall đầu tiên mở cửa vào năm 2015 và chính phủ Indonesia bắt buộc 30% mặt sàn kinh doanh phải dành cho hàng hóa nội địa cũng như yêu cầu giấy phép đối với nhập khẩu hàng hóa thực phẩm. CÁc quy định này được điều chỉnh mỗi 6 tháng một lần, khiến các doanh nghiệp nước ngoài khó theo kịp. Hơn nữ, thị trường quanh Jakarta bão hòa bởi các công ty trong nước và tập đoàn Lotte của Hàn Quốc, nên Aeon cần tăng đầu tư để cạnh tranh. Mạng lưới bán lẻ của Aeon tại Indonesia chỉ có 4 trung tâm thương mại tính tới tháng 8/2022. “Chúng tôi thâm nhập vào thị trường đang ở giai đoạn tăng trưởng và khai thác thị trường ấy”.
Malaysia, Indonesia và Việt Nam đều là các thị trường nằm trong phân khúc nói trên. Mặc dù vẫn còn những hạn chế nhất định đối với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhưng các quy định về nhập khẩu tại Việt Nam nới lỏng hơn Indonesia nên thị trường này dễ thở hơn cho các nhà bán lẻ nước ngoài trong mở rộng hoạt động.
Theo Nikkei Asia Review
Bình luận