0

Lo ngại kinh tế suy yếu do đại dịch, nông dân Việt Nam dè dặt bắt dầu thả nuôi vụ tôm mới. Trong khi đó, nhu cầu tôm đang tăng nhanh trên thế giới.

Nông dân được kêu gọi bắt đầu vụ thả nuôi mới do xuất khẩu tôm đang được giá. Nông dân nên bắt đầu thả nuôi càng sớm càng tốt hoặc tình trạng thiếu nguồn cung nguyên liệu nghiêm trọng sẽ xảy ra do vụ nuôi tôm kéo dài từ 90 – 100 ngày. Vào giữa tháng 2, khi COVID-19 trở nên ngày càng phức tạp tại Việt Nam, các cửa khẩu biên giới tạm thời đóng cửa và nông dân mất đi các thị trường xuất khẩu. Vài ngày sau, hoạt động giải cứu nông sản được triển khai, theo đó người tiêu dùng Việt Nam được kêu gọi mua thanh long, dưa hấu và tôm để giải cứu nông dân. Hiện, tôm hùm biển, tôm càng xanh và tôm hùm baby được các nhà bán lẻ nội địa và người tiêu dùng mua với giá thấp hơn 50% so với thông thường. Chiến dịch giải cứu này phần nào giúp giảm nhẹ thiệt hại cho nông dân. Tuy nhiên, lo lắng về đại dịch và tình hình các thị trường vẫn dai dẳng.

Đài truyền hình Việt Nam đưa tin nông dân tại ĐBSCL đang dè dặt thả nuôi và chỉ nuôi cầm chừng do lo ngại không có đầu ra. Những tin đồn khiến nông dân nuôi tôm thu hẹp hoạt động. “Những tin đồn cho rằng các khách hàng ngừng mua tôm, ngân hàng ngừng cho vay đối với hoạt động nuôi tôm và không thể bán tôm tràn ngập khắp nơi nên nông dân không dám thả nuôi tôm”, theo ông Trương Hữu Thông, chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty TNHH Thông Thuận.

Nông dân cũng đọc những thông tin sai lệch trên mạng rằng Việt Nam ngừng xuất khẩu tôm sang châu Âu, Nhật Bản và Mỹ. Thực tế, giá tôm đang ở mức rất tốt. Ông Thông xác nhận rằng xuất khẩu tôm đang phục hồi. Xuất khẩu tôm Việt Nam trong quý 1/2020 đạt 617 triệu USD, tăng nhẹ 0,77% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, xuất khẩu tôm sú nước lợ mang về doanh thu 383,391 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2020, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2019. Các thị trường lớn đang tăng nhập khẩu từ Việt Nam. Mỗi tháng, Thông Thuận xuất khẩu khoảng 8 triệu USD các sản phẩm tôm và cần 40 – 50 tấn nguyên liệu mỗi ngày. Tuy nhiên, tôm nguyên liệu đang thiếu. Giám đốc một công ty thủy sản khác cho biết nhà máy của ông cần 30 – 40 tấn mỗi ngày. “Trước đây rất dễ mua tôm cỡ 20 – 30 con/kg nhưng nay thì rất khó”. Theo ông Đặng Văn Hiền, giám đốc CTCP Thủy sản Trường Phú tại tỉnh Bạc Liêu, giá tôm tăng 7 – 10% chỉ trong vòng 1 tháng.

Theo VNS

Admin

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc có khả năng phục hồi trong năm nay

Bài trước

Nhu cầu tôm mạnh Trung Quốc làm bệ đỡ thương mại tôm toàn cầu năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản