Dù đã là một ngành có lịch sử lâu năm nhưng ngành tôm toàn cầu dự báo sẽ có nguồn cung tăng mạnh trong năm 2022. Với nhu cầu ở mức chưa từng có tiền lệ trên các thị trường lớn và các nhà cung cấp đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu, giá tôm nguyên liệu đang tăng cùng lúc với nông dân tại các nước sản xuất lớn tìm cách tăng mạnh sản lượng. Ước tính từ nhà sản xuất Thái Lan Charoen Pokphand Foods và các công ty khác trong ngành cho rằng sản lượng tôm tàn cầu có thể tăng tới 10% trong năm 2022, chủ yếu là do tăng sản lượng tại Ecuador, Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam.
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn video mới nhất với Undercurrent News, ông Jim Gulkin, nhà sáng lập Siam Canadian – công ty chuyên về thủy sản đông lạnh tại Thái Lan, cho biết tình hình này làm dấy lên một câu hỏi lớn: Lượng cung tăng lên này sẽ đi đâu? “Tôi không biết liệu tiêu dùng tại Mỹ có tăng đủ để hấp thu phần lớn lượng cung tăng lên hay không, có thể một số vẫn còn hàng tồn kho”, ông giải thích. Ông cho rằng thị trường Mỹ đang giảm tốc trong những tháng gần đây, sau một năm sôi động chứng kiến các dịch vụ thực phẩm và bán lẻ có nhu cầu vô tiền khoáng hậu đối với tôm nhập khẩu. “Các doanh nghiệp ngành dịch vụ ẩm thực đang thực sự tăng tốc và sau đó Omicron xuất hiện, kéo mọi thứ tụt lại vài bước”, ông Gulkin tiếp tục. “Nhưng dường như tình hình xáo trộn khi bước vào mùa xuân”.
Ông cho rằng ngành bán lẻ Mỹ sẽ không thay đổi hành vi mua sắm trong năm nay, với lượng cầu tăng vọt kể từ khi đại dịch diễn ra. “Có thể nhập khẩu tôm của Mỹ sẽ tăng trong năm nay nhưng tôi không cho rằng kịch bản ấy sẽ diễn ra”, ông nhận định. “Tôi nghĩ nhập khẩu tôm của Mỹ sẽ tương đương năm 2021, giả định răng biến chủng Omicron sẽ biến mất và không xuất hiện biến chủng nguy hiểm hơn”.
Vậy nước nào sẽ nổi lên hấp thụ lượng cung tôm tăng vọt trong năm 2022? Ông Gulkin tin rằng cái tên tiềm năng nhất là Trung Quốc. “Tôi không thể biết chắc thời điểm nhu cầu bùng nổ bởi Trung Quốc vốn là nước tiêu dùng tôm có thị trường dịch vụ ăn uống khổng lồ”. Ông Gulkin cho rằng Trung Quốc đang hưởng lợi lớn từ lượng tồn kho tăng trong năm 2022, đặc biệt khi nước này bắt đầu nới lỏng các biện pháp giám sát nhập khẩu cực kỳ ngặt nghèo của nước này.
Một nước sản xuất chịu tác động đặc biệt mạnh của diễn biến nhu cầu tại Trung Quốc là Ecuador, ông cho biết, nơi cac nhà cung cấp bắt đầu đa dạng hóa theo hướng sản xuất các sản phẩm GTGT khi nhu cầu của Trung Quốc lao dốc trong năm 2020. “Tôi không nghĩ Ecuador có thể thực sự tiến tới mốc loại bỏ châu Á khỏi phân khúc sản phẩm GTGT hoặc chế biến sâu hơn nhưng họ có thể hài hòa ở mức độ nào đó”, ông Gulkin nhấn mạnh. “Tôi nghĩ Ecuador vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào phân khúc bỏ bỏ đầu và nguyên đầu, và Trung Quốc sẽ trở lại trở thành thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Ecuador bởi Trung Quốc trả giá cao hơn nên Ecuador sẽ giảm bán sang Mỹ ở mức giá thấp hơn mức giá đối tác Trung Quốc sẵn sàng mua”.
“Trung Quốc không biến mất khỏi thị trường, họ chỉ tạm thời lắng do COVID-19”, ông kết luận. “Và sau đó là một cú bật lớn”, Ngay cả khi phần lớn nguồn cung tôm Ecuador quay trở lại với thị trường chủ lực trước COVID này thì nước này cũng se có thể nỗ lực duy trì chỗ đứng trên các thị trường GTGT khác. Họ sẽ cần duy trì các thị trường này bởi Trung Quốc không có nhu cầu đối với tôm hấp hay tôm dễ bóc hay các sản phẩm dạng GTGT này ở bất kỳ mức độ nào đủ lớn”, ông trả lời Undercurrent News. “Thông thường, ngay khi nhu cầu từ Trung Quốc xuất hiện thì Ecuador sẽ không quan tâm tới các đối tác khác nhưng có thể họ sẽ đặt ra tầm nhìn dài hạn hơn ngay từ bây giờ”.
Giá tôm duy trì ở mức cao
Một diễn biến thú vị khác cần theo dõi trong năm 2022 là cách nông dân đối diện với biến động giá. “Nếu giá duy trì ổn định trong nửa đầu năm 2022, thì nông dân sẽ tiếp tục thả nuôi và thu hoạch tốt trong nửa cuối năm”, ông nhấn mạnh khả năng của chiều ngược lại. “Nếu giá giảm, dù không nhiều thì khả năng giá sẽ giảm 5 – 10% trong cả năm 2022. Tôi không nghĩ mức giảm giá sẽ lớn bởi nhu cầu vẫn cao. Giá giảm không nhiều nhưng nông dân vẫn có thể mất động lực sản xuất”.
Giá tôm nguyên liệu cao hiện nay có thể tiếp tục kéo dài trong suốt cả năm do chi phí vận chuyển cao, theo ông Gulkin. Trong một số trường hợp, ông cho biết chi phí vận chuyển giảm 10% hoặc hơn từ mức cao 24.000 – 28.000 USD/container nhưng vẫn rất cao so với mức chi phí 4.000 USD/container thời trước COVID-19. “Tình hình này sẽ không kéo dài mãi, rồi nguồn cung container và tàu sẽ đáp ứng nhu cầu bởi sẽ có sự cân đối trong kinh doanh nhưng tình hình sẽ không được giải quyết ngay trong vài tháng tới. Tôi nghĩ chúng ta nên nhìn nhận tình hình này sẽ kéo dài phần lớn, thậm chí cả năm”.
Nhưng khi cơcs vận chuyển giảm, ông Gulkin tin rằng mức giá cỡ 3.000 USD/container trước COVID-19 cho tuyến từ Đông Nam Á tới LA cũng sẽ chỉ là quá khứ.
Theo Undercurrent News
Bình luận