Xu hướng và dự báo

Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp thâm nhập chuỗi cung ứng toàn cầu các sản phẩm halal

0

Do các chuỗi cung ứng toàn cầu cho các sản phẩm Halal bị gián đoạn do đại dịch COVID-19, các công ty Việt Nam được khuyến nghị nhanh chóng tham gia vào thị trường halal, có giá trị xuất khẩu hàng năm lên tơi 34 tỷ USD.

Bà Cao Thị Thanh Vân, phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh (ITPC), cho biết gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào cung cấp các sản phẩm Halal cho thị trường toàn cầu. Một số doanh nghiệp đang chủ động tìm kiếm thị trường mới, bao gồm thị trường Hồi giáo. “Tuy nhiên, thị trường này có các tiêu chuẩn đặc thù mà các doanh nghiệp Việt Nam phải học và tuân thủ”, bà phát biểu. Cộng đồng Hồi íao là một thị trường tiềm năng và lớn cho xuất khẩu Việt Nam, mặc dù các nước Hồi giáo áp các tiêu chuẩn đặc thù mà các doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ nghiêm ngặt để được phép tham gia các thị trường này, bà Vân cho hay.

Ramlan Osman, giám đốc kinh doanh tại Trung tâm Halal tại Việt Nam, cho biết hơn 1,8 tỷ người Hồi giáo toàn cầu chỉ tiêu dùng các sản phẩm chứng nhận Halal với nhu cầu tiêu dùng hàng năm đạt 2.800 tỷ USD. Phần lớn người Hồi giáo sống tại Malaysia, Indonesia, Brunei, Saudi Arabia, UAE và các nước khác tại Trung Đông. Do chỉ một số ít các nước sản xuất các sản phẩm halal nên tiềm năng thị trường này rất lớn.

Thâm nhập vào thị trường này sẽ cải thiện năng lực bán hàng hóa của Việt Nam và mở ra những cơ hội xuất khẩu lớn hơn để phát triển một nền kinh tế halal. Với tăng trưởng GDP của Việt Nam trung bình 6 – 7%/năm, Việt Nam có cơ sở mạnh mẽ để phát triển ngành sản xuất hàng hóa halal. Việt Nam cũng có các lợi thế về nguồn nguyên liệu thô cho sản xuất halal như cà phê, gạo, thủy sản, các loại gia vị, các loại rau đậu cùng các mặt hàng khác. Trước hết, các doanh nghiệp phải đạt chứng nhận Halal, đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt và tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm bởi các nước Hồi giáo, trước khi các sản phẩm này được phép bán tại các thị trường này.

Tuy nhiên, các yêu cầu và tiêu chuẩn có thể rất khác nhau giữa các nước, nên các doanh nghiệp Việt Nam nên tham vấn với các đối tác để nắm rõ các tiêu chuẩn theo từng thị trường cụ thể.

Trong 1,8 tỷ người Hồi giáo toàn cầu, 1 tỷ người sinh sống tại châu Á và nhiều nước đang khai thác thị trường Halal. Trong số 7 nước có mức độ xuất khẩu cao nhất, chỉ có 2 nước Hồi giáo là Malaysia và UAE. Malaysia đã phát triển Kế hoạch toàn diện ngành Halal 2.0, đặt mục tiêu tạo ra Halal Malaysia, với một nền kinh tế và văn hóa được toàn cầu hóa. Trong khi đó, UAE có kế hoạch trở thành trung tâm kinh tế Hồi giáo, tập trung vào tài chính Hồi giáo và Halal. Nhu cầu đối với hàng hóa Halal nhập khẩu trị giá khoảng 34 tỷ USD.

Theo VNS

Admin

Thặng dư thương mại nông lâm thủy sản đạt 4,74 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024

Bài trước

Việt Nam thắng hợp đồng lớn về chè với đối tác Malaysia

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc