TACN và nguyên liệu

Nguồn cung TACN có thể càng khiến tình trạng thiếu hụt thịt lợn thêm nghiêm trọng

0

CP Vietnam, công ty chăn nuôi lớn nhất tại Việt Nam, cho biết nguồn cung TACN có thể cạn kiệt vào cuối tháng 5. Hai tuần trôi qua kể từ phiên họp giữa Bộ NNPTNT và các doanh nghiệp chăn nuôi lợn để thảo luận các giải pháp đẩy giá thịt lợn giảm. Nhiều giải pháp đã được triển khai, bao gồm nhập khẩu thịt lợn, nhưng giá thịt lợn vẫn tiếp tục tăng.

Các doanh nghiệp chăn nuôi cam kết hạ giá lợn hơi xuống 70.000 đồng/kg từ ngày 1/4. Tuy nhiên, theo báo Thanh niên, giá lợn hơi tại Hà Nội và Hòa Bình vẫn ở mức 89.000 đồng/kg. Tại Thái Bình, Thái Nguyên và Hưng Yên, giá lợn hơi chạm ngưỡng 90.000 đồng/kg và tại một số địa phương, giá heo hơi giao động từ 83.000 – 88.000 đồng/kg.

Các doanh nghiệp cho biết thịt lợn phải qua nhiều khâu trung gian trước khi đến được người tiêu dùng cuối cùng. Bên cạnh đó, nguyên liệu đầu vào chăn nuôi, bao gồm TACN và thuốc thú y, không đủ do các khó khăn về xuất nhập khẩu. Báo Nông nghiệp Việt Nam dẫn lời ông Vũ Anh Tuấn, phó tổng giám đốc CP Vietnam, cho rằng đại dịch COVID-19 gây ra nhiều khó khăn lớn về vận chuyển đường bộ và đường biển do các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt. Ông Tuấn cho biết nguyên liệu đầu vào mà CP dự trữ chỉ đủ duy trì sản xuất đến cuối tháng 5. Nếu đại dịch không suy yếu trong thời gian tới thì nhập khẩu ngô, bánh đậu tương và các nguyên liệu đầu vào sản xuất TACN khác sẽ càng khó khăn.

Tập đoàn Mavin, một nhà sản xuất TACN, cho biết công ty vẫn có đủ nguyên liệu để duy trì sản xuất trong 3 – 6 tháng. Tuy nhiên, nếu tình hình hiện tại kéo dài hơn thì Mavin sẽ phải xem xét các nguồn nguyên liệu thay thế.  Một doanh nghiệp sản xuất TACN và chăn nuôi lớn đã đề xuất chính phủ và Bộ NPTNT áp dụng các chính sách khuyến khích sử dụng các nguồn protein động vật khác thay cho thịt lợn như thịt gà và cá.

Theo Grand View Research, thị trường chăn nuôi Việt Nam sẽ có giá trị 10,55 tỷ USD vào năm 2020 và sẽ cần 25 – 26 triệu tấn TACN. Trong khi đó, nguyên liệu đầu vào nội địa cho TACN chỉ đáp ứng được 50 – 55% tổng nhu cầu. Việt Nam đang phụ thuộc nặng vào nguyên liệu đầu vào và TACN nhập khẩu. Ước tính 70% nguyên liệu đầu vào để sản xuất TACN trong năm 2018 là từ nguồn nhập khẩu. Con số này theo ước tính của USDA tăng lên tới 79% trong năm 2019.

Tổng cục Hải quan báo cáo trong năm 2019, nhập khẩu TACN và nguyên liệu của Việt Nam đạt 3,7 tỷ USD, trong đó 2,3 tỷ USD ngô và 700 triệu USD đậu tương.

Theo VNS

Admin

Cập nhật tình hình sản xuất TACN toàn cầu năm 2021

Bài trước

Báo cáo triển vọng ngành TACN Việt Nam năm 2019

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc