0

Xâm mặn đang gây thiệt hại cho nhiều vùng trồng trái cây tại ĐBSCL do nông dân gặp nhiều khó khăn để đưa nước thủy lợi về các vườn trồng. ĐBSCL là vựa trái cây của cả nước, đang đối mặt xâm mặn nghiêm trọng trong mùa khô năm 2020, vượt kỷ lục mùa khô năm 2015 – 16.

Tại huyện Chợ Lách, khu vực trồng trái cây lớn nhất tỉnh Bến Tre, xâm mặn đe dọa 20.000ha trồng cây ăn quả và 1.300 cây giống, hoa và cây cảnh, theo phòng NNPTNT huyện cho hay. Ông Bùi Thanh niên, giám đốc phòng nông nghiệp huyện Chợ Lách, cho biết nông dân đã tiến hành các biện pháp như đóng cống và xây đập tạm thời, sử dụng túi nilon để trữ nước thủy lợi cho cây ăn quả. Nông dân cũng đang dùng ghe, thuyền và các phương tiện để đưa nước từ các nơi khác về huyện. Tuy nhiên, nhiều cây ăn quả sẽ khó chống chịu nếu tình trạng xâm mặn còn kéo dài.

Tại tỉnh Tiền Giang, tình trồng cây ăn quả lớn nhất ĐBSCL, hơn 36.000ha cây ăn quả, bao gồm 12.000ha trồng sầu riêng tại Cái Bè, Cai Lậy và Châu Thành cùng thị xã Cai Lậy, đang đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt, theo Sở NPTNT tỉnh cho hay. Ông Ngô Văn Mười, hiện có 7.000m2 vườn sầu riêng 14 năm tuổi tại huyện Cai Lậy, cho hay gia đình ông không có nước thủy lợi đã 1 tháng nay. “Nhìn vườn sầu riêng chết dần, tôi buồn vô cùng”, ông nói. Nhiều nông dân tại Tiền Giang phải mua nước với giá cao để tưới tiêu các vườn cây ăn quả, phần lớn là sầu riêng có giá trị kinh tế cao.

Để hỗ trợ nông dân trồng sầu riêng, UBND tỉnh Tiền Giang đã thuê ghe vận chuyển nước tưới tiêu. Nguồn cung nước sẽ đủ tới cuối tháng tới. Ông Trần Hữu Phong, phó chủ tịch UBND huyện Châu Thành tại tỉnh Tiền Giang cho biết huyện đã lập 3 điểm cung cấp nước tưới tiêu cho các vườn cây ăn quả. Huyện đang điều phối các phương tiện vận tải để chở nước tới các vườn cây ăn quả.

Trước mùa khô năm 2019 – 2020, các nhà chức trách và nông dân vùng ĐBSCL đã triển khai các biện pháp giảm thiẻu tác động của xâm mặn đối với lúa, cây ăn quả và các cây trồng khác, bao gồm thay đổi lịch xuống giống, xây dựng các công trình thủy lợi và trữ nước ngọt. Dưới sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng, phần lớn nông dân tại ĐBSCL đã xuống giống vụ đông xuân 2019 – 2020 sớm hơn 1 tháng so với thường lệ. Do đó, đến nay nông dân trồng lúa đã cơ bản hoàn tất thu hoạch lúa vụ đông xuân bội thu. Tuy nhiên, do xâm mặn nghiêm trọng nên nhiều diện tích tồng cây ăn quả tại ĐBSCL vẫn bị ảnh hưởng.

Xâm mặn kéo dài có thể tác động tới 130.000ha trong tổng số 300.000ha diện tích trồng cây ăn quả tại ĐBSCL, theo thông tin từ Bộ NNPTNT. Nước với độ mặn 4gr/l ước tính thâm nhập vào sâu 45 – 95k trên các nhánh sông chính của ĐBSCL như Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Cây, Hàm Luông, Cổ Chiên, sông Hậu và Cái Lớn từ ngày 16 – 20/3, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

Ông Võ Hữu Thoại, phó chủ tịch Viện nghiên cứu trái cây miền Nam, cho biết mỗi loại cây ăn quả có khả năng chịu mặn khác nhau và nông dân nên thận trọng khi sử dụng nước tưới lên các vườn cây ăn quả. Sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, nhãn và chuối có ngưỡng chịu mặn từ 0,5 – 1gr/lg, trong khi dừa, hồng xiêm và me có ngưỡng chịu mặn lên tới 5 – 6gr/l.

Theo VNS

Admin

Đồng bằng sông Cửu Long thận trọng ứng phó với El Nino

Bài trước

Nông dân ĐBSCL được mùa, được giá trong vụ đông xuân năm 2021

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả