Thông qua bơm 500 tỷ đồng (21,74 triệu USD) vào Anco, Masan MeatLife sẽ tăng tỷ lệ sở hữu từ 70% lên 100%. Masan MeatLife đã phê chuẩn kế hoạch đầu tư 500 tỷ đồng vào Anco để tăng vốn điều lệ của công ty này.
Thành lập năm 2003 theo mô hình liên doanh, Anco tập trung vào sản xuất TACN cho vật nuôi, thủy sản và gia cầm. Năm 2009, công ty chuyển sang mô hình cổ phần sau khi Masan Nutri-Science mua 70% cổ phần công ty. Theo thông tin mới nhất từ Anco, vốn điều lệ của công ty đã nâng lên 800 tỷ đồng (34,8 triệu USD) với tổng giám đốc Phạm Trung Lâm và Masan MeatLife sở hữu gần 100%.
Năm 2019, Anco báo cáo doanh thu 1.870 tỷ đồng (81,3 triệu USD), tăng 7% so với năm 2018 và chỉ bằng một nửa so với mục tiêu đề ra. Tổng lợi nhuận giảm 79% xuống 53 tỷ đồng (2,3 triệu USD). Hệ quả là công ty báo lỗ 468 tỷ đồng (20,35 triệu USD), so với mức thua lỗ 39 tỷ đồng (1,69 triệu USD) trong năm 2018. Nguyên nhân chính của tình trạng kinh doanh thua lỗ này là do dịch tả lợn. Doanh thu từ TACN giảm gần 30%. Doanh thu từ ngành thịt chỉ bắt đầu tăng từ quý 4/2019 nhưng không đủ bù đắp chi phí sản xuất.
MeatLife đang lên kế hoạch mở rộng các điểm bán MeatDeli lên hơn 3.000 điêm trong năm 2020. Chuỗi giá trị của Masan MeatLife đã hoàn thiện theo mô hình 3F (TACN – Trại nuôi – Thực phẩm) với 10 nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, công suất 3 triệu tấn/năm. Sản lượng hàng năm của trại nuôi công nghệ cao tại tỉnh miền trung Nghệ An là 230.000 con lợn, trong khi nhà máy chế biến thịt tại tỉnh miền bắc Hà Nam có thể chế bién 1,4 triệu con lợn.
Mục tiêu của công ty là trở thành thơng hiệu hàng đầu về thịt mát đóng gói tại Việt Nam vào năm 2022 và chiếm 10% thị phần thị trường nội địa với doanh thu 1,5 – 3 tỷ USD. Lợi nhuận sau thuế đặt mục tiêu đạt khoảng 200 – 450 triệu USD. Mục tiêu này khả thi bởi Vinmart và Vinmart+ là nền tảng cốt lõi giúp MeatLife hoàn tiện mở rộng chuỗi và bắt đầu thâu tóm lợi nhuận từ thị trường thịt lợn giá trị 10 tỷ USD của Việt Nam.
Theo VIR
Bình luận