Thông qua các hoạt động thâu tóm và sát nhập (M&A), cải thiện chất lượng hàng hóa và dịch vụ, các nhà bán lẻ Việt Nam đang nỗ lực giành được sự ủng hộ của người tiêu dùng nội địa và cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Số liệu thống kê cho thấy doanh thu bán lẻ và dịch vụ hàng năm của Việt Nam tăng mạnh trong những năm gần đây. Các nhà bán lẻ nội địa đã tham gia vào hàng loạt các giao dịch M&A để mở rộng thị phần từ đầu năm nay.

Cuối tháng 8 vừa qua, Vinmart, được vận hành bởi VinCommerce thuộc Vingroup – tập đoàn đa ngành bất động sản và bán lẻ hàng đầu Việt Nam – đã thâu tóm 8 siêu thị Queenland Mart, nâng tổng số siêu thị lên 120. Hiện Vingroup sở hữu 2.122 siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Tháng 4/2019, VinCommerce cho biết sẽ thâu tóm chuỗi cửa hàng tiện lợi Shop&Go với giá 1 USD. Saigon Union of Trading Cooperatives (Saigon Co.op) cũng thâu tóm toàn bộ chuỗi siêu thị Pháp Auchan Retail vào cuối tháng 6 vừa qua.

Theo Bộ Công thương, các nhà bán lẻ nội địa chiếm lĩnh tới 84% thị phần. Bên cạnh đó, họ đang liên tục mở rộng mạng lưới, đáp ứng nhu cầu to lớn của khách hàng nội địa. Các chuyên gia cho rằng năm 2019 – 2020 sẽ chứng kiến cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà bán lẻ nội địa và nước ngoài, cũng như giữa các mô hình bán lẻ hiện đại và truyền thống, đòi hỏi các nhà bán lẻ nội địa phải nỗ lực mạnh hơn để vững chân trên thị trường.

Theo VNS
Admin

Mua bán sát nhập trong ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam yếu đi do bất ổn trong năm 2020

Bài trước

Masan MeatLife đổ 22 triệu USD vào Anco

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư