0

Sản xuất phân lân tại Trung Quốc bị tác động nặng nề

Thi trường phân Trung Quốc hiện đang đình đốn do sự lây lan nhanh và mạnh của virus corona. Thiếu lao động và gián đoạn vận chuyển trở thành các mối lo hàng đầu của các nhà sản xuất. Nhiều nhà sản xuất đã phải cắt giảm hoặc tạm ngừng sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Để đảm bảo tiến trình sản xuất phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ xuân, chính phủ Trung Quốc đã ban hành thông báo khẩn để đảm bảo vận chuyển và lưu thông nông sản thuận lợi. Hiện tình trạng đã được cải thiện khi số lượng người bị nhiễm bệnh mới giảm trong 16 ngày liên tiếp, ngoại trừ tại tỉnh Hồ Bắc. Với ngoại lệ tại tỉnh Hồ Bắc, thị trường phân bón Trung Quốc bắt đầu quá trình phục hồi.

Nhưng đối với Hồ Bắc, tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất trong đại dịch này, việc nối lại hoạt động sản xuất có thể bị trì hoãn lâu hơn. Hiện nhiều tuyến vận tải đường bộ vẫn bị hạn chế. Và chính phủ Trung Quốc cũng thông báo sẽ thắt chặt kiểm soát giao thông, duy trì tình trạng phong tỏa Hồ Bắc. Hồ Bắc luôn luôn là khu vực sản xuất phân lân lớn nhất tại Trung Quốc, chiếm khoảng 30% tổng công suất sản xuất cả nước. Đại dịch này khiến các doanh nghiệp sản xuất phân lân khó khăn trong nối lại hoạt động sản xuất và công suất hoạt động giảm khoảng 30 – 40% so với cùng kỳ năm 2019, khiến sản lượng phân lân giảm sút. Mặt khác, các quy định thắt chặt vậnchuyển đang làm cô lập phần lớn các khu vực của tỉnh Hồ Bắc, gây khó khăn cho vận chuyển và giao hàng. Giá phân lân có thể tăng do chi phí sản xuất tăng và nguồn cung giảm.

Nhiều bất ổn khó lường về phía cầu

Nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt và các lệnh hạn chế di chuyển được dỡ bỏ trong tháng 3 (thời điểm sử dụng phân lân cao điểm cho nhiều loại cây trồng), nhu cầu sẽ tăng để thúc đẩy sản xuất các cây trồng ngắn ngày và đẩy giá phân lân tăng. Đây có thể là tin tốt cho những nhà sản xuất đã trải qua năm 2019 khó khăn. Nhưng điều quan trọng là cần chú ý tới tác động của dịch bệnh tới thị trường tiêu dùng có thể kéo dài dai dẳng, có thể đảy giá nông sản giảm và tác động tới động lực dầu tư vào phân bón của nông dân do thiếu vốn.

Trong khi thị trường nội địa khó lường, thị trường xuất khẩu phân lân của Trung Quốc cũng không khả quan. Năm 2019, lượng xuất khẩu phân DAP giảm 24,9% xuống còn 6,47 triệu tấn, chủ yếu do các nhà máy mới tại Trung Đông đi vào hoạt động, dẫn tới giảm giá phân lân toàn cầu và làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Trung Quốc trên các thị trường quốc tế. Ngoài ra, Ấn Độ và Pakistan, các nước nhập khẩu phân lân lớn của Trung Quốc, tiếp tục giảm nhập khẩu do tồn kho cao. Với thực trạng hiện nay, giá DAP cao của Trung Quốc sẽ khó cạnh tranh trên các thị trường quốc tế.

Rủi ro và cơ hội song hành

An ninh lương thực là vấn đề tiên quyết, xét tới áp lực tăng trưởng dân số toàn cầu như hiện nay và tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển, và các yếu tố này sẽ khuyến khích nhịp độ tăng trưởng đều đặn của thị trường phân lân. Về dài hạn, Nam Á, Trung Á, Trung và Nam Mỹ, và châu Phi sẽ là các thị trường tăng trưởng chính. Thâm hụt nguồn cung có thể xảy ra trên thị trường phân lân năm 2020 do suy giảm sản xuất tại Trung Quốc và Mỹ, có thể là sự khởi động của một chu kỳ mới. Sự bùng phát virus corona sẽ đóng vai trò như một yếu tố châm ngòi cho các cải cách nguồn cung, đẩy nhanh sự ra đi của SME tại Trung Quốc và tạo ra dư địa phat triển cho các doanh nghiệp lớn. Đây là thời điểm để vạch ra đường hướng cải thiện ngành phân lân nội địa về cơ bản và đạt các bước phat triển về dài hạn. Rabobank cho rằng ba khía cạnh sau đây là những cơ hội cho các nhà sản xuất Trung Quốc:

  1. Tối ưu danh mục sản phẩm – Phần lớn các nhà sản xuất phân lân Trung Quốc vẫn đang tập trung vào sản xuất DAP và MAP với ít giá trị gia tăng. Đây là thời điểm để phát triển các loại phân bón đặc thù, cung cấp dinh dưỡng toàn diện cho các loại cây trồng, cải thiện mức độ hấp thụ phân bón và giải quyết các vấn đề về chất lượng đất.
  2. Cải thiện mức độ tính hữu ích của phân lân – Áp dụng quy trình sản xuất phân bón cơ bản để thích ứng với các phát triển nông nghiệp hiện đại. Đạt được các kết quả chuyển đổi tích cực thông qua công nghệ sản xuất phân lân hiện đại, mở rộng chuỗi sản xuất ngành và đa dạng hóa sản phẩm.
  3. Cải cách mô hình kinh doanh – Mô hình sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc đang chuyển đổi theo nhiều mặt, về quy mô, tiêu chuẩn hóa và mức độ thâm canh. Các nhà sản xuất lớn sẽ phụ thuộc nhiều hơn và công nghệ, tri thức và các nguồn lực lẫn các dịch vụ tài chính. Kỷ nguyên trong đó thị trường bị thống trị bởi các sản phẩm đã qua và sẽ bị tay thế bởi những động lực kép như “sản phẩm + dịch vụ” trong tương lai.

Theo Rabobank

Admin

Việt Nam có nên áp dụng thuế VAT đối với phân bón không?

Bài trước

Việt Nam nhập khẩu gần 3,5 triệu tấn phân bón trong 8 tháng đầu năm 2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Phân bón