0

“Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu tôm đông lạnh đóng lô lớn và các sản phẩm tôm giá trị gia tăng thấp từ Ấn Độ. Các công ty phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc ngay lập tức cảm thấy tình trạng nhu cầu suy giảm. Các công ty quy mô nhỏ, có năng lực linh hoạt tài chính hạn chế sẽ bị tác động nặng nề nhất. Tác động trên diện rộng đối với Ấn Độ không chỉ đến từ nhu cầu của Trung Quốc suy yếu mà còn từ một đợt điều chỉnh giá do vận động cung – cầu trên thị trường thế giới”, theo ông Pavethra Ponniah, phó chủ tịch ICRA cho hay.

Đối với Trung Quốc, các nguồn nhập khẩu tôm đông lạnh chính là Ecuador (50,7% trong 11 tháng đầu năm 2019), Ấn Độ (24%), và Việt Nam + Thái Lan (tổng cộng 9,6%). 60% tổng kim ngạch nhập khẩu tôm hàng năm của Trung Quốc tập trung trong giai đoạn tháng 7 – 12 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong tháng 12 và tháng 1 hàng năm, trước khi giảm theo chu kỳ vào tháng 2 là giai đoạn sau kì nghỉ tết Nguyên đán. Giai đoạn tiêu dùng cao điểm tại Trung Quốc vừa qua bị gián đoạn bởi tình trạng phong tỏa các thành phố sau khi virus corona bùng phát nhanh trên khắp Trung Quốc.

Trung Quốc, cùng với Việt Nam, chiếm gần 25% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm của Ấn Độ. “Tình trạng đóng cửa trên diện rộng chưa từng có tiền lệ tại Trung Quốc dẫn tới suy giảm nhu cầu đối với thủy sản của người dân, dẫn tới một đợt dư cung trên thị trường thế giới. Ngoài giảm cầu, gián đoạn các hoạt động logistics nội địa của Trung Quốc, từ dỡ hàng, kho bãi tới chế biến sâu đều bị đứt gãy, tác động của sự gián đoạn này hiển hiện rõ trên toàn chuỗi giá trị. Thông quan cho các container thủy sản tại các cảng tại Trung Quốc gặp khó khăn trong môi trường hiện nay, làm toàn bộ chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn tạm thời”, theo ông Ponniah cho hay.

Giá tôm toàn cầu dự báo đối mặt với áp lực giảm trong vài tháng tới do thương mại phải điều chỉnh theo vận động nhu cầu tại Trung Quốc. Sản xuất tôm nội địa của Trung Quốc ước đạt hơn 1 triệu tấn và quy mô tiêu dùng lớn đưa nước này trở thành một yếu tố quyết định lên giá tôm toàn cầu. Thực tế, trong năm 2019, Trung Quốc đóng vai trò như một nhân tố bình ổn thị trường khi nhu cầu tôm từ Mỹ, EU và Nhật Bản đều suy yếu.

Về thương mại quốc tế, Mỹ vẫn là nước nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới, với kim ngạch nhập khẩu 698.000 tấn trong năm 2019. Trung Quốc bám sát ở vị trí thứ 2 với 650.000 tấn, bất chấp thực tế Trung Quốc là nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới. Trong nửa cuối năm 2019, Trung Quốc vượt qua Mỹ trở thành nước nhập khẩu tôm lớn nhất toàn cầu, với tiêu dùng nội địa tăng, bỏ xa sản xuất tôm nội địa đang hứng chịu thiệt hại do dịch bệnh.

EU, Nhật Bản và Việt Nam là các nước nhập khẩu tôm lớn khác. EU và Nhật Bản có kim ngạch nhập khẩu tôm đi ngang trong 5 năm qua, trong khi nhập khẩu tôm của Việt Nam lao dốc trong năm 2019. Việt Nam – về bản chất là một nhà tái xuất hơn một thị trường tiêu dùng – là nguồn cung tôm tiểu ngạch lớn nhất cho Trung Quốc cho tới năm 2019. Với việc Trung Quốc trấn áp mạnh hoạt động nhập khẩu tiểu ngạch thông qua Việt Nam, xuất khẩu tôm trực tiếp từ Ấn Độ sang Trung Quốc tăng vọt trong năm 2020. “Các công ty Ấn Độ đã chốt các hợp đồng với giá cố định theo năm sẽ không chịu tác động ngay lập tức. Tuy nhiên, biên lợi nhuận của các công ty bán theo giá giao ngay sẽ bị tác động nhanh”, theo một chuyên gia ngành.

Xét tới thời gian sản xuất kéo dài 3 – 4 tháng mỗi chu kỳ, nguồn cung ngắn hạn của tôm không co giãn. Tuy nhiên, mức độ thả nuôi tại các trại tôm Ấn Độ có dấu hiệu giảm trong mùa thả nuôi cao điểm tháng 2 vừa qua nên nguồn cung có thể giảm trong mấy tháng sắp tới.

Theo Business Standard

Admin

Crisil: Doanh thu xuất khẩu tôm của Ấn Độ tăng 5% vào năm 2024

Bài trước

Nhập khẩu tôm của Mỹ tiếp tục giảm sâu, không có dấu hiệu ngừng giảm trong nhiều tháng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản