Bên cạnh đô thị hóa nhanh, thu nhập của người tiêu dùng tăng lên là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ thị trường bán lẻ Việt Nam. Sự tham gia của các tên tuổi mới trên thị trường bán lẻ Việt Nam buộc nhiều tên tuổi cũ phải ra đi và các chuyên gia cho rằng chỉ những tên tuổi lớn, thấu hiểu nhu cầu thị trường nội địa mới có thể tồn tại.
Phần lớn những tên tuổi quốc tế đều gặp khó khăn trên thị trường Việt Nam vốn cạnh tranh rất khốc liệt và đông đảo. Tập đoàn siêu thị Pháp Auchan Retail là tên tuổi mới nhất bị đẩy ra khỏi thị trường Việt Nam do thua lỗ, sau các động thái tương tự từ Metro, Casino Group và Parkson. Đồng thời, chuỗi bán lẻ Nhật Bản là Ministop và Family Mart vẫn còn xa so với mục tiêu có 800 – 1.000 cửa hàng.
Theo nhà kinh tế học Lê Đăng Doanh, thị trường bán lẻ nội địa đang thanh lọc những công ty nhỏ khi các tập đoàn lớn liên tục đổ những khoản đầu tư lớn vào để mở rộng thị phần. Trên một thị trường cạnh tranh khốc liệt như Việt Nam, chỉ những nhà đầu tư có tài chính dồi dào mới có thể tồn tại. Ông Doanh dự báo cạnh tranh bán lẻ sẽ ngày một khốc liệt do các côgn ty ngày càng lớn đang cung cấp một lượng hàng hóa dồi dào với giá thấp hơn. Trong cuộc cạnh tranh này, cả các công ty trong nước và nước ngoài đều dã quyết định thực hiện các thương vụ mua bán và sát nhập (M&A) để tìm kiếm tăng trưởng tốt hơn.
Đáng chú ý, Vingroup gây chú ý lớn vào đầu tháng này khi thông báo sẽ sát nhập bộ phận bán lẻ Vinmart với công ty thực phẩm lớn là Masan để tập trung vào công nghệ và công nghiệp nặng. Giá trị thương vụ này chưa được tiết lộ và hơn 2.600 cửa hàng Vinmart và Vinmart+ sẽ nằm dưới sự kiểm soat của Masan, đồng thời đưa Masan trở thành công ty bán lẻ lớn nhất Việt Nam. Trước đó, vào tháng 5, công ty Hàn Quốc GS Retail đã thâu tóm tất cả 49 cửa hàng của Zakka Mart và biến thành các cửa hàng GS25. Giá trị của thương vụ này cũng không được công bố,
Theo các chuyên gia ngành, một xu hướng đáng chú ý trong bối cảnh M&A bán lẻ tại Việt Nam là sự nổi lên của những tay thâu tóm nội địa. Tháng 6/2019, nhà bán lẻ nội địa Saigon Co.op thâu tóm hơn 18 cửa hàng và toàn bộ hệ thống bán lẻ trực tuyến của nhà bán lẻ Pháp Auchan tại Việt Nam trong một thương vụ kín. Thỏa thuận giữa hai bên được cho là một cú chốt nhanh, mang lại giá tốt cho cả Saigon Co.op đồng thời giúp Auchan nhanh chóng rời khỏi Việt Nam.
Bình luận về xu hướng M&A bán lẻ trong năm 2019, Richard Burrage, đối tác quản lý của hãng nghiên cứu thị trường tiêu dùng Cimigo cho biết các nhà bán lẻ nội địa có lợi thế trong mở rộng phạm vi hoạt động thông qua M&A. “Họ gần gũi hơn với người tiêu dùng nội địa, nhanh nhạy hơn, ít sợ thất bại hơn, học hỏi nhanh hơn và tiến bước mạnh hơn”, ông phát biểu. Những nhà bán lẻ Việt Nam đang thống trị thị trường bán lẻ nội địa, nhưng các chuyên gia giải thích rằng đó là dựa vào sự hiểu biết thị trường nội địa tốt hơn. Bên cạnh VinMart, chuỗi thực phẩm của Bách Hóa Xanh có 953 cửa hàng và Saigon Co.op có 878 cửa hàng.
Triển vọng tích cực
Thu nhập của người tiêu dùng tăng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của thị trường bán lẻ Việt Nam. Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor cho rằng đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành thị trường thành thị lớn thứ 3 tại Đông Nam Á về quy mô người tiêu dùng và lớn thứ 5 về sức mua. Đô thị hóa nhanh cũng là một nguyên nhân khác. Tốc độ đô thị hóa của việt Nam tăng từ 23,7% trong năm 1999 lên 38,4% vào năm 2018, với tốc độ tăng trưởng kinh tế tại khu vực thành thị cao gấp 2,5 lần so với khu vực nông thôn, theo Bộ Xây dựng cho hay.
Các nhà phân tích cưc hãng cung cấp dịch vụ thông tin tài chính Fitch Group dự báo tăng trưởng tiêu dùng của Việt Nam sẽ rất mạnh mẽ, với tốc độ ước tính 7,5% vào năm 2019, tăng so với mức 7% trong năm 2018.
Trong tương lai gần, các nhà phân tích cho rằng tăng trưởng tiêu dùng cá nhân sẽ giảm nhẹ xuống còn 6,8% trong năm 2020 nhưng vẫn ở mức cao. Những cải thiện trong triển vọng thịt rường lao động sẽ là động lực chính giúp thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng cá nhân, tron gkhi lạm phát thấp cũng là yếu tố thuận lợi để kích thích tiêu dùng. “Chúng tôi cho rằng Việt Nam là một trong những thị trường tiêu dùng triển vọng nhất châu Á, cùng với Indonesia, Philippines, Ấn Độ và Trung Quốc.
Theo Hanoitimes
Bình luận