Theo số liệu công bố mới nhất, tiêu dùng thủy sản trên đầu người tại EU ước đạt 24,35 kg/người/năm trong năm 2017. Trung bình mỗi người EU tiêu dùng thủy sản ít hơn 0,5 kg so với năm 2016. Bồ Đào Nha tiếp tục là quán quân về tiêu dùng thủy sản trên đầu người tại EU. Năm 2017, tiêu dùng thủy sản trên đầu người của người Bồ Đào Nha đạt 56,8 kg/người/năm, cao gấp hơn 2 lần so với trung bình toàn EU. Hungary, Bulgaria và Romania có mức tiêu dùng thủy sản trên đầu người thấp nhất tại EU. So với năm 2016, mức suy giảm tiêu dùng thủy sản trên đầu người diễn ra mạnh nhất tại Luxembourg (-2.6 kg/người) và tăng mạnh nhất tại Bỉ (+2.3 kg/người).
Những loại thủy sản nào được tiêu dùng nhiều nhất tại châu Âu?
Top 5 loại thủy sản được tiêu dùng nhiều nhất tại EU – cá ngừ, cá tuyết, cá Pollock Alaska và tôm – chiếm 445 tổng lượng tiêu dùng thủy sản trong năm 2017.
Người châu Âu chi tiêu trung bình bao nhiêu cho tiêu dùng thủy sản và so với chi tiêu cho thịt thế nào? Top 3 nước chi tiêu cho tiêu dùng thủy sản nhiều nhất và ít nhất là các nước nào?
Chi tiêu hộ gia đình tại EU tiếp tục xu hướng tăng trong năm 2018, đạt 59,3 tỷ Euro, cao hơn 24% so với năm 2009. Chi tiêu hộ gia đình trung bình cho các sản phẩm thủy sản đạt 115 Euro trong năm 2018. Giá thủy sản tiêu dùng tại EU tăng trung bình 3%/năm từ năm 2009 – 2018.
Không có nước EU nào có mức tiêu dùng thủy sản cao hơn tiêu dùng thịt. Từ năm 2009, tại EU, các hộ gia đình chi số tiền cho thủy sản (226 tỷ USD trong năm 2018) bằng khoảng 1/4 so với số tiền chi cho các loại thịt. Trong năm 2018, Ý, Pháp và Tây Ban Nha là các nước có mức chi tiêu cao nhất dành cho thủy sản; trong khi đó, Malta, Slovenia và Cyprus có mức chi tiêu thấp nhất.
Các sản phẩm nào có mức chênh lệch về giá mạnh nhất trong 2 năm qua?
Từ năm 2008 – 2017, giá trị cá vược và cá tráp nuôi tại EU tăng mạnh. Thị trường Hy Lạp ghi nhận mức tăng 50% đối với cả hai loại cá này; tại Tây Ban Nha, giá cá vược tăng tới 125%.
Người châu Âu mua thủy sản khai thác tự nhiên hay thủy sản nuôi nhiều hơn?
Các sản phẩm khai thác tự nhiên thống trị thị trường thủy sản EU, chiếm tới 3/4 tổng tiêu dùng thủy sản trên đầu người. Mặc dù suy giảm nhẹ trong năm 2016, tiêu dùng thủy sản nuôi tại EU cao hơn trung bình thập kỷ trước đó khoảng 2%.
Năm 2017, sản lượng khai thác thủy sản tại EU đạt mức cao nhất trong 10 năm, đạt 4,68 triệu tấn, chủ yếu do tăng trưởng sản lượng cá chình nhỏ cập cảng Thụy Điển tăng mạnh. Đồng thời, giá một số loại thủy sản khai thác chính giảm, đặc biệt là cá trích và cá bạc má, gây ra tình trạng suy giảm nói chung trong sản lượng thủy sản khai thác.
Năm 2017, sản lượng thủy sản nuôi trồng tại EU chạm mức cao nhất trong 10 năm với 1,37 triệu tấn, giá trị hơn 5 tỷ Euro, tăng gấp gần 2 lần trong 10 năm qua nhờ sản lượng các loại thủy sản giá trị cao tăng, như cá hồi, cá vược và cá ngừ vây xanh, và giá một số loại thủy sản tăng mạnh, bao gồm cá hồi, cá vược, cá tráp, hàu và nghêu.
Bao nhiêu % thủy sản tiêu dùng tại EU đến từ nguồn nội khối? Bao nhiêu đến từ nguồn nhập khẩu và từ nước nào? EU xuất khẩu thủy sản gì và tới thị trường nào?
Tỷ lệ tự cung tự cấp – chỉ số đo lường khả năng sản xuất nội khối đáp ứng nhu cầu nội khối – đạt 43% trong năm 2017 – tương đương mức trung bình 10 năm. Nhu cầu nội khối đối với thủy sản tại EU phần lớn được đáp ứng thông qua nhập khẩu do nhập khẩu thủy sản chiếm tới 60% nguồn cung trong năm 2017. Thương mại thủy sản của EU thâm hụt lên tới đỉnh điểm 20 tỷ Euro.
Cá hồi, cá tuyết, cá ngừ, cá Pollock Alaska, bột cá và tôm là các sản phẩm được nhập khẩu nhiều nhất. Mặt khác, 15% nguồn cung thủy sản tại EU cũng được xuất khẩu. Các sản phẩm chính được xuất khẩu là cá trích, cá thu, cá bạc má, cá ngừ, bột cá và dầu cá.
Hơn 1/4 thủy sản nhập khẩu tại EU có nguồn gốc từ Na Uy. Thụy Điển và Đan Mạch, hai điểm nhập hàng chính cho thủy sản Na Uy vào thị trường EU, cho phép các lô hàng nhập khẩu tiếp cận được với các thị trường thành viên. Mỹ và Trung Quốc là các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của EU tính theo giá trị nhưng lượng nhập khẩu lớn nhất thuộc về Nigeria và Na Uy.
Những diễn biến chính trên thị trường các loại thủy sản chính tại EU là gì?
Năm 2017, ước tính tiêu dùng cá ngừ trên đầu người tại EU đạt 3,07 kg/người/năm, là mức cao nhất đạt được kể từ khi chạm ngưỡng 3 kg/người/năm vào năm 2008.
Năm 2018, cá tuyết là loại thủy sản có giá trị giao dịch lớn thứ 2 trên thị trường EU, phần lớn đến từ Hà Lan, Đan Mạch và Thụy Điển,
Nguồn cung cá Pollock Alaska tới EU chạm mức cao nhất là 305.000 tấn vào năm 2018.
Theo EUMOFA
Bình luận