Công nghệ

Thời điểm để số hóa ngành nông nghiệp Việt Nam

Các doanh nghiệp nông nghiệp đang khá năng động trong ứng dụng các giải pháp sáng tạo nhằm chuyển đổi theo hướng số hóa.

Presence Nutrition, một ứng dụng di động do công ty TACN Pháp Neovia Vietnam phát triển, đang được coi là một nguồn thông tin chuyên môn cao về dinh dưỡng động vật. Ra mắt tháng 10/2018, chỉ trong vòng 1 năm, ứng dụng này đã được tải về 9.600 lần trên khắp cả nước. Với giao diện dễ dùng, ứng dụng này là công cụ hữu ích cho nông dân để kiểm tra giá hàng ngày trên các thị trường chăn nuôi, nhận cảnh báo về các dịch bệnh tại địa phương, nhận dự báo thời tiết địa phương và tìm thông tin dinh dưỡng cần thiết cho từng loại vật nuôi.

Tận dụng các ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đưcọ coi là một động thái thiết yếu của các doanh nghiệp nông nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt khi những mối quan tâm lớn vào số hóa nông nghiệp nhằm tạo ra một chuỗi cung ứng nông nghiệp được số hóa, tối thiểu hóa chi phí và thúc đẩy năng suất.

Hướng tới nông nghiệp công nghệ cao

Do dân số Việt Nam tiếp tục tăng và sử dụng điện thoại thông minh bùng nổ, các phươn gpháp làm nông cũng phải tiến bộ theo và hiện là thời điểm tận dụng lợi thế công nghệ và cuộc cách mạng số hóa, theo ông Christophe Guillaume, CEO của Neovia Vietnam. “Các công nghệ số đang thay đổi nhanh ngành nông nghiệp địa phương về dữ liệu, phân tích dự báo, trí tuệ nhân tạo (AI) và quản lý nông nghiệp tổng quát giúp nông dân tiết kiệm thời gian và tiền bạc, đồng thời hoạt động chính xác và hiệu quả đáng kể”.

Là một trong những nhà sản xuất dinh dưỡng động vật hàng đầu, Neovia đang đầu tư vào đổi mới thông qua nhiều ự án lớn từ cấp doanh nghiệp tới cấp quốc gia và toàn cầu. Tại Việt Nam, ngoài Presence Nutrition, Neovia Vietnam cũng đã triển khai một kênh chính thức trên Zalo có tên Anh Ba Chuẩn vào tháng 4/2019, với thông tin về dinh dưỡng chuẩn, lượng nước chuẩn và các mô hình chuẩn, hiện đã thu hút 6.000 người theo dõi và một hộp đối thoại. Giống như ứng dụng Presence Nutrition, Anh Ba Chuẩn cung cấp hàng loạt tư vấn kỹ thuật, các phương pháp phòng ngừa dịch bệnh và cập nhật giá cả thị trường mới nhất.

Bất chấp dịch tả lợn hoành hành tại Việt Nam gây ra hàng loạt khó khăn cho ngành chăn nuôi, các công ty chăn nuôi trên khắp cả nước vẫn có các chính sách rõ ràng tập trung vào đổi mới công nghệ. “Nhiều cơ sở sản xuất của chúng tôi đã được tự động hóa nhằm xóa bỏ tình trạng lỗi do con người và các vấn đề khác”, ông Montri Suwanposri, chủ tịch CP Vietnam phát biểu. “Ví dụ, chúng tôi hiện đang xây dựng một nhà máy thịt gà xuất khẩu mới tại tỉnh Bình Phước, sẽ là nhà máy hiện đại nhất Việt Nam khi đi vào hoạt động trong năm 2020”. CP Vietnam đang phát triển các tiêu chuẩn đặc thù cho nông nghiệp. “Chúng tôi đang nỗ lực áp dụng công nghệ nhằm giúp hoạt động sản xuất dễ dàng hơn, chính xác hơn”, ông cho hay. “Việc phát triển lên nông nghiệp số hóa toàn diện sẽ trải qua nhiều giai đoạn. Ở giai đoạn này, chúng tôi đang nỗ lực có dữ liệu chính xác và áp dụng tự động hóa vào sản xuất. Những gì CP đã hoàn thành và đạt được thành công là một hệ thống có tính truy xuất nguồn gốc cao, cho phép người tiêu dùng truy xuất được các sản phẩm của CP từ thượng nguồn tới hạ nguồn một cách dễ dàng và thuận lợi”.

Nhà sản xuất TACN hàng đầu của Úc, Mavin Austfeed, có 5 nhà máy TACN với hệ thống hoàn toàn tự động, ứng dụng công nghệ cao. Mavin cũng là công ty đầu tiên tại Việt Nam áp dụng các hệ thống thiết bị cho ăn tự động và điều chỉnh nhiẹt độ tại các trại nuôi. Nhờ các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ và tiên phong áp dụng tự động hóa trong sản xuất và chăn nuôi, các hoạt động của Mavin đảm bảo tính chính xác và hiệu quả, qua đó giảm chi phí sản xuất mà Mavin báo cáo tăng 30% hàng năm.

Các giải pháp sáng tạo

Giữa cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nông nghiệp được coi là một trong những ngành béo bở nhất về cơ hội tạo nên đột phá.

Do nông nghiệp thông minh là con đường không thể tránh, nhiều nhà sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam ý thức cao về việc tăng cường công nghệ cao và các giải pháp số, trở thành một chiến lược để thành công trong cạnh tranh và nâng cấp nhanh tất cả các giai đoạn trong quy trình chế biến nông sản, cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm theo hướng đạt một ngành nông nghiệp hiệu quả và bền vững.

Mavin xác định công nghệ cao là chìa khóa để sản xuất các sản phẩm thực phẩm sạch, an toàn và có thể truy xuất cho khách hàng và số hóa mang đến những cơ hội rất lớn trong các mảng kinh doanh cốt lõi. “Chúng tôi đang triển khai chương trình chuyển đổi số hóa trong vòng 5 năm từ 2019 – 2023, với mục tiêu đưa công ty trở thành tập đoàn nông nghiệp số hóa sáng tạo nhất tại Việt Nam”, theo ông David John Whitehead, chủ tịch của  Mavin Group Vietnam. “Với khoản đầu tư 5 triệu USD, chương trình bao gồm 4 mảng quan trọng: Kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP), điện toán đám mây, số hóa, và các hệ thống sản xuất thông minh. Năm 2019, chúng tôi sẽ là công ty duy nhất tại châu Á áp dụng công nghệ nông nghiệp thông minh tron gkinh doanh lợn bằng cách đưa dữ liệu chăn nuôi lợn lên đám mây”.

Nông nghiệp số đang đặt ra con đường cho một cuộc cách mạng nông nghiệp mới, đưa sản xuất trở nên nhanh hơn, chính xác hơn, hiệu quả và bền vững hơn. Phần lớn máy móc nông nghiệp mới đều đã được trang bị các đặc điểm hoạt động chính xác.

Các công cụ mới giúp nông dân tối ưu đầu vào như phân bón và BVTV với các cải thiện tương ứng về năng suất và chất lượng. Các giải pháp nông nghiệp số hóa cũng giúp đáp ứng các yêu cầu đang mạnh lên của cộng đồng về tính minh bạch và bền vững.

Cầu Đất Farm tại thành phố Đà Lạt được coi là nông trại sản xuất sau an toàn thông minh nhất Việt Nam và tiên phong trong áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường. Nông trại sử dụng hệ thống IoT trong kiểm soát tự động độ ẩm, nước và phân bón để đảm bảo chất lượng rau, đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP và nhu cầu thị trường vượt qua năng lực sản xuất.

Để đạt mục tiêu đến năm 2025 trở thành một nền tảng kết nối các nông dân sản xuất quy mô nhỏ tới thương mại điện tử và các thị trường thế giới, ứng dụng công nghệ là một trong những chiến lược quan trọng và mạnh mẽ nhất, theo ông Nguyễn Việt Dũng, CEO của Cầu Đất Farm. “Trong 3 năm qua, các kết quả cho thấy chuỗi cung ứng của chúng tôi vớ ứng dụng cách tiếp cận sáng tạo và giàu tính công nghệ giúp giảm 16% chi phí vận hành và tăng 12% về năng suất, 25% về giá trị doanh thu”, ông trả lời phỏng vấn”. Về các khía cạnh phát triển bền vững, giảm thiểu phát thải và rác thải đều có mức giảm tới 30%”.

IoT trong nông nghiệp chủ yếu ám chỉ đến sử dụng các cảm biến, camera, và các thiết bị khác để đưa mọi yếu tố và hành động liên quan tới nông nghiệp vào hệ thống dữ liệu. Và blockchain trong nông nghiệp khiến qy trình sản xuất và cung cấp thực phẩm trở nên dễ dàng hơn. Chuỗi cung ứng nông nghiệp blockchain có thể mang đến cho tất cả các bên liên quan một niềm tin chung. “Tại Cầu Đất Farm, chúng tôi áp dụng một phần công nghệ IoT và blockchain trong chuỗi cung ứng và vận hành sản xuất nông nghiệp”, ông Dũng cho hay. “Năm 2025, chúng tôi có kế hoạch sử dụng toàn bộ các ứng dụng này trong các mạng lưới nông nghiệp và nông dân”.

Các nguồn lực vốn cần thiết

Nông nghiệp số thực chất là sân chơi của những tay chơi lớn do quy mô đầu tư, công suất sản xuất lớn là cần thiết, cùng với các mức độ cao về cam kết và quản lý. Hoạt động này yêu cầu chiến lược dài hạn và sự tham gia không gián đoạn. Hơn nữa, ông Dũng cho biết thêm rằng các nhà đầu tư nông nghiệp thông minh phải hiểu rõ toàn bộ các biến động thị trường,

Áp dụng cách tiếp cận đồng bộ và tổng thể hơn, tập trung hơn vào các thực hành tại địa phương, chủ động rà soát và điều chỉnh các biện pháp và quy trình sản xuất; và áp dụng tự động hóa là các cách nhằm giảm thiểu các vấn đề và củng cố cũng như thúc đẩy khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu và thị trường đích. Tất cả đều cần chiến lược, sự tham gia sâu và hoàn toàn vào quá trình.

Nông nghiệp 4.0 là một quy trình khép kín dựa trên công nghệ, bao quát toàn bộ các giai đoạn sản xuất: giống chất lượng cao, phân bón thông minh và thuốc BVTV thảo mộc; nông nghiệp chính xác cho phép giảm thiệt hại giống và phát thải khí nhà kính; tự động hóa thu hoạch, bảo quản, chế biến và vận chuyển; và ứng dụng điện toán đám mây để tạo ra khả năng truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam vẫn đang ở mức tự phát và yếu, tập trun chủ yếu vào một số chứ không phải toàn thể và các công ty nội địa thiếu vốn để đầu tư vào trang thiết bị.

Ông Whitehead tin rằng để thúc đẩy quy trình số hóa trong ngành nông nghiệp, cần phải đạt đồng thuận giữa các nhà quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng làm nông. Trên tất cả, các nhà làm kế hoạch và các chính phủ cần đảm bảo các cơ sở hạ tầng số cho băng thông dữ liệu lớn, cả về mức bao phủ mạng lưới và tốc độ truyền tải dữ liệu tại các khu vực nông thôn, được hoàn thiện. Thứ hai, các chính sách hỗ trợ của chính phủ cần thiết để đầu tư cho ngành nông nghiệp, đặc biệt là trong các giai đoạn giá thấp.

Đồng thời, những tổ chức lớn trên thị trường cũng cần nỗ lực tạo ra một môi trường cạnh tranh, thúc đẩy sáng tạo, thuận lợi hóa truyền tải dữ liệu và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh ở mọi cấp độ. Cuối cùng, nông dần cần phải sẵn sàng đối mặt với cuộc cách mạng số hóa đang đến gần.

Trong khi đó, CP Vietnam đang khuyến khích các dự án khởi nghiệp và hỗ trợ toàn diện một bộ phận những sinh viên tốt nghiệp từ Việt Nam có cơ hội đào tạo chuyên sâu tại Thái Lan theo chương trình Future Leaders Program. “Chúng tôi có 40 người trẻ Việt Nam đang tham gia các chương trình này và đã quay trở lại Việt Nam”, ông Suwanposri cho biết. “Tôi nghĩ chính phủ đang làm rất tốt trong hỗ trợ thế hệ khởi nghiệp mới. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chúng ta cần các nền tảng vững chắc để mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trình bày dự án cho các côgn ty và giành được các hỗ trợ tài chính cho phát triển sâu hơn”.

Có hàng loạt các điều chỉnh chính sách và hoạt động hỗ trợ của chính phủ đang sẵn có cả cho nông nghiệp và công nghệ. Các doanh nghiệp nông nghiệp cần sẵn sàng cả về hoạt động lẫn định hướng theo hướng ứng dụng công nghệ nếu họ hy vọng tận dụng được các cơ hội.

Cùng với sự phát triển kinh tế và môi trường kinh doanh mở cửa hơn, các nhà đầu tư nông nghiệp năng động có cơ hội chưa từng có để chuyển đổi ngành nông nghiệp nội địa và truyền cảm hứng cho quá trình số hóa nền kinh tế. Giá trị nền kinh tế số của Việt Nam ước đạt 9 tỷ USD trong năm 2019 và dự báo đạt 30 tỷ USD vào năm 2025, theo nghiên cứu của Google và Temasek, họ sẵn sàng là một phần của tương lai đầy triển vọng này.

Theo VN Economic Times
Admin

Các doanh nghiệp nông nghiệp, thủy sản tập trung vào tự xây dựng vùng nguyên liệu

Bài trước

Các doanh nghiệp lớn đổ tiền vào nông nghiệp mà không kỳ vọng có lợi nhuận trong ngắn hạn

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Công nghệ