Nhãn trở thành loại trái cây thứ 4 của Việt Nam được phép xuất khẩu sang Úc, sau vải, xoài và thanh long. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết để trái cây Việt Nam vững vị thế trên thị trường này.

Theo ông Trương Ái Quốc, sáng lập Aus Asia Produce, một nhà phân phối trái cây tại bang Victoria, cho biết trong lễ hội nhãn Việt Nam tại Úc, 500kg nhãn đã được tiêu thụ chỉ trong 1h. Hoàng Luật, chủ sở hữu một siêu thị thực phẩm châu Á tại Tây Úc, cho biết chuỗi siêu thị của ông bán khoảng 1 – 1,5 tấn trái cây tươi mỗi tuần. Theo bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và các nguồn lực nước của Úc Aus Asia Produce,  ngành nông nghiệp Việt Nam có tiềm năng thu về hàng tỉ USD từ xuất khẩu. Hiệp định đối tác chiến lược giữa Việt Nam và ÚC mở ra các cơ hội đầu tư và đối tác thương mại mới cho cả hai bên.

Úc là một trong 20 nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Người tiêu dùng tại đất nước 25 triệu dân này rất ưa chuộng trái cây tươi. Cộng đồng 300.000 người Việt Nam sống tại Úc cũng là một nguồn khách hàng tốt cho trái cây Việt Nam. Nhờ Thỏa thuận Thương mại Tự do ASEAN-Úc-New Zealand và Thỏa thuận Đối tác Thương mại Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương, phần lớn hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Úc được hưởng mức thuế 0% và nhiều lợi thế khác. Tuy nhiên, giá rị xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Úc vẫn ở mức thấp.

Thống kê từ Tổng cục Thống kê Việt Nam cho thấy rằng thương mại giữa 2 nước trong 9 tháng đầu năm 2019 đạt hơn 5,9 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2018. Chỉ riêng xuất khẩu dầu thô đã chiếm hơn 2,5 tỷ USD. Mặc dù giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt hơn 31 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2018 nhưng con số này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Úc.

Một trong những rào cản chính của nông sản Việt Nam là các quy định kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt. Ông Cao Hoàng Vỹ, giám đốc một công ty nhập khẩu trái cây tại Sydney, cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam tại Úc luôn ưu tiên các sản phẩm Việt Nam nhưng không nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn tại Úc. Đồng thời, ông Hoàng Luật cho rằng chi phí sản xuất và vận chuyển cũng tác động tới khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam. Bà Anna Lê, giám đốc Green Path Australia, công ty nhập khẩu nhãn Việt Nam đầu tiên tại Úc, cho biết vận chuyển hàng không đẩy giá trái cây tăng mạnh nhưng chất lượng được đảm bảo.

Ông Trịnh Đức Hải, lãnh sự Việt Nam tại  New South Wales, cho biết Lãnh sự quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và kết nối họ với các đối tác Úc bằng cách cung cấp thông tin về nhu cầu và phát triển thị trường. Bộ trưởng Littleproud đề xuất rằng các cơ quan liên quan của Việt Nam và Úc điều phối chặt chẽ hơn để giải quyết các vướng mắc về quy định an toàn sinh học cho nông sản nhập khảu và mở rộng phạm vi hợp tác nông nghiệp giữa 2 nước.

Theo VNA
Admin

Việt Nam cảnh báo rào cản xuất khẩu nông sản, yêu cầu nâng cao chất lượng

Bài trước

Việt Nam có nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc