Bộ Nông nghiệp và Hợp tác Nông nghiệp Thái Lan đang nỗ lực kìm chế lây lan dịch nấm hiện đang gây thiệt hại nặng nề cho các vườn cà phê tại các tỉnh miền Nam. Hơn 52.800 ha vườn cà phê tại Narathiwat, Yala, Pattani và Trang bị thiệt hại do bệnh rụng lá kể từ khi phát hiện hồi tháng 9 vừa qua. Dịch bệnh này khiến cây cao su đổ lá hàng loạt và sản lượng giảm lên tới 50%. Kể từ khi lây lan sang 4 tỉnh, sản lượng cao su của Thái Lan đã giảm 40.000 tấn tính tới nay.
Diện tích trồng cao su của Thái Lan khoảng 2,24 triệu ha, trong đó 12,8 triệu ha tập trung ở khu vực miền Nam, theo số liệu công bố trên website Cơ quan Cao su Thái Lan, với sản lượng đạt khoảng 2,6 triệu tấn hàng năm. Dịch bệnh này lây lan nhờ gió, đã gây thiệt hại cho khoảng 368.000ha cao su tại Indonesia và 2.560ha cao su tại Malaysia, theo thông tin cập nhật từ Hội đồng Nghiên cứu và Phát triển Cao su Quốc tế (IRRD). Ấn Độ và Sri Lanka cũng phát hiện có dịch bệnh nấm trên cây cao su.
Thái Lan, Malaysia và Indonesia chiếm tổng cộng khoảng 70% tổng sản lượng cao su thế giới. Dịch bệnh xuất hiện trở lại tại khu vực này vào năm 2016 tại Sumatra sau khi phát hiện lần đầu tại Malaysia vào năm 1975. “Một trong những nguyên nhân chính gây ra sự lây lan dịch bệnh nấm trên cây cao su là do các cây cao su không khỏe mạnh và không được chăm sóc trong 5 – 6 năm vừa qua do giá cao su quá thấp. Thu nhập giảm khiến nông dân mất động lực chăm sóc vườn và lờ đi việc bón phân theo khuyến nghị”, theo International Rubber Consortium (IRC) cho hay. Tổ chức này bao gồm 3 nước sản xuất – xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới là Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Hợp tác Nông nghiệp Chalermchai Sri đã yêu cầu Tổ chức Cao su Thái Lan triển khai các biện pháp nhằm kìm chế lây lan tại các tỉnh miền nam. Krissada Sangsing, giám đốc Viện Nghiên cứu Cao su, cũng cho biết các cơ quan phun độc khử trùng cũng cần tới thực địa và phun thuốc cho cây, đồng thời yêu cầu các cơ quan an ninh sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc tại Narathiwat, có biên giới với Malaysia, đồng thời là khu vực gặp dịch bệnh nặng nề nhất.
Tổ chức Cao su Thái Lan cho hay đang cân nhắc việc bù đắp thiệt hại 3.000 Baht cho mỗi nông dân có sản xuất cao su bị thiệt hại bởi dịch bệnh nhưng kế hoạch vẫn đang cần sự chấp nhận từ thủ tướng. IRC cho biết xuất khẩu cao su từ 3 nước trên có thể giảm tới 800.000 tấn trong năm nay.
Theo Bangkok Post
Bình luận