Thịt

Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi Việt Nam dự báo đạt 1,2 tỷ USD trong năm 2019

Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam đạt 855,4 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2019 và dự báo đạt 1,2 tỷ USD trong cả năm, theo Bộ NNPTNT cho hay.

Thứ trưởng Bộ NPTNT Phùng Đức Tiến cho biết xuất khẩu thịt lợn đạt 8.800 tấn, trị giá 44 triệu USD; xuất khẩu thịt gia cầm đạt 17.800 tấn, trị giá 18,8 triệu USD, xuất khẩu trứng gia cầm đạt 7,4 triệu quả, trị giá 1,4 triệu USD, xuất khẩu mật ong đạt 23.000 tấn, trị giá 28,7 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2019. Bên cạnh đó, xuất khẩu các sản phẩm sữa đạt 230 triệu USD; xuát khẩu TACN và nguyên liệu TACN đạt 516 triệu USD.

Việt Nam bắt đầu xuất khẩu thịt gà chế biến sang Nhật Bản – một trong những thị trường khó tính nhất thế giới – từ năm 2017. Đến cuối năm 2018, xuất khẩu thịt gà chế biến sang Nhật Bản đạt 1.080 tấn, trị giá gần 6 triệu USD. Xuất khẩu thịt gia cầm năm 2018 đạt 25.762 tấn, tăng 124% so với năm 2017. Mặc dù lượng xuất khẩu chưa lớn nhưng đã giúp cải thiện mạnh uy tín thương mại của Việt Nam. Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho biết các hoạt động xuất khẩu này là bằng chứng cho hiệu quả quản lý, năng lực của các doanh nghiệp chăn nuôi, chất lượng và an toàn thực phẩm các sản phẩm chăn nuôi.

Theo Bộ NNPTNT, Việt Nam 9 công ty xuất khẩu trứng gà và trứng muối sang Singapore, Hong Kong, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Campuchia, Lào, và Úc; 1 công ty xuất khẩu trứng gà sang Myanmar. Các doanh nghiệp cũng xuất khẩu lợn và lợn sữa sang Hong Kong và Malaysia. Xuất khẩu mật ong tăng mạnh trong giai đoạn 2008 – 2018 và đạt hơn 40.000 tấn trong năm 2018, với các thị trường chính là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan.

Việt Nam đã xuất khẩu sữa và các sản phẩm sữa tới nhiều nước và vùng lãnh thổ. Tháng 10/2019, CTCP Sữa TH là doanh nghiệp đầu tiên xuất khẩu các sản phẩm sữa sang Trung Quốc sau nghị định thư được ký kết giữa hai bên.

Ông Dương cho rằng bất chấp những thành tựu này, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức do quy mô nhỏ, quản lý yếu kém, năng suất thấp, kiểm soát dịch bệnh kém và thiếu liên kết giữa sản xuất, giết mổ và chế biến trong chuỗi sản xuất. Ngoài ra còn các vấn đề khác như an toàn thực phẩm, vệ sinh và kiểm soát dịch bệnh.

Chiến lược Phát triển Chăn nuôi đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 tập trung vào nuôi lợn, gia cầm, bò lấy thịt và bõ sữa, có thể giúp Việt Nam khai thác tốt tiềm năng và mở rộng xuất khẩu. Để đạt các mục tiêu này, ngànhchăn nuôi sẽ công nghiệp hóa và hiện đại hóa các trang trại chăn nuôi. Ngành này cũng phải tái tổ chức hoạt động giết mổ và chế biến để đảm bảo vệ sinh, an toàn và bảo vệ môi trường. Thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp, HTX và các nhóm kinh doanh, nông dân nhỏ và những người chăn nuôi sẽ là hoạt động rất quan trọng cho sự phát triển của ngành theo hướng bền vững. Luật Chăn nuôi có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, sẽ giúp xây dựng một ngành chăn nuôi khép kín, tăng tốc xuất khẩu.

Theo VNS
Admin

Trước sự phản đối của các nhà sản xuất thủy sản Hoa Kỳ, Bộ Thương mại sẽ đánh giá liệu Việt Nam có phải là nền kinh tế thị trường hay không

Bài trước

Xuất khẩu mật ong đạt hơn 41 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2022

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt