Các nhà xuất khẩu Việt Nam quay trở lại thị trường nội địa
Người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng tiêu dùng thực phẩm có nguồn gốc rõ rang và chất lượng cao sau đại dịch COVID-19, khiến nhiều thương hiệu thực phẩm định hướng xuất khẩu chuyển trọng tâm chú ý sang thị trường nội địa. Thị trường với dân số gần 100 triệu người thực tế thu hút cả các công ty nước ngoài và trong nước.
Ông Phan Minh Thông, tổng giám đốc công ty Phúc Sinh, hiện đang xuất khẩu hạt tiêu, cà phê và nông sản trong 20 năm qua, cho biết Việt Nam là thị trường rất lớn cho các sản phẩm cà phê. Công ty ông xuất khẩu 65.000 – 70.000 tấn cà phê hàng năm, trong khi doanh số nội địa chỉ chiếm chưa đến 1% con số trên. Phúc Sinh sẽ tập trung hơn vào xúc tiến thương hiệu cà phê Blue Sơn La trên thị trường nội địa. Ông cho rằng Việt Nam có thể là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới nhưng người Việt Nam đang phải uống cà phê trộn với các nguyên liệu khác và đó là lý do công ty ông muốn mang đến các khách hàng trong nước cà phê nguyên chất, chất lượng cao. Ông hy vọng người tiêu dùng sẽ ủng hộ K Coffee khi cung cấp cà phê nguyên chất, chất lượng cao với giá hợp lý. Năm 2022, tập đoàn Phúc Sinh có kế hoạch xây thêm các nhà máy chế biến cà phê để cung cấp cho thị trường nội địa và đầu tư sâu hơn vào ngành gia vị.
Ông Lê Bá Minh, giám đốc CTCP Pacific Foods, một nhà xuất khẩu nước mắm sang Mỹ, cho biết nước mắm của công ty ông đang nằm trong top bán chạy trên trang Amazon chỉ sau 1 năm mở kênh bán hàng này. Trong tháng 6, công ty bắt đầu bán trên thị trường nội địa thông qua kênh thương mại điện tử Shopee. “Nước mắm cho thị trường nội địa có cùng chất lượng như cho xuất khẩu. Chúng tôi đã chuẩn bị trong 2 năm để phát triển thị trường nội địa”.
Ông Đặng Bá Long, giám đốc CTCP Honey Bee (Behonex) tại thành phố Hồ Chí Minh, cho biết trong những năm gần đây, doanh thu nội địa của công ty tăng khá tốt, với mức tăng trưởng 15%/năm. Trước đây, các sản phẩm Behonex chủ yếu được xuất khẩu, chỉ lượng rất ít được bán trên trên thị trường nội địa do người Việt Nam thường nghĩ chỉ dùng mật ong lúc ốm. Nhưng nay mật ong được dùng rất nhiều để làm nguyên liệu trong nấu nướng và pha chế đồ uống. Một lý do quan trọng khác là thu nhập của người Việt Nam ngày càng tăng và họ có thể chi trả cho các loại thực phẩm cao cấp, ông Long cho hay. Các sản phẩm nội địa đang đối diện với sự cạnh tranh khốc liệt từ các sản phẩm nhập khẩu.
Các nhà phân tích cho biết người tiêu dùng Việt Nam thường nhạy cảm về giá nhưng tiêu chuẩn sống đang tăng do tăng trưởng kinh tế nhanh và an toàn thực phẩm trở thành một ưu tiên, các doanh nghiệp chỉ theo đuổi xuất khẩu đang quay trở lại thị trường nội địa, đặc biệt khi COVID làm cản trở nghiêm trọng hoạt động xuất khẩu.
Theo VNS
Bình luận