Các thương hiệu sữa Việt Nam vươn ra quốc tế khi thương hiệu sữa quốc tế tràn vào Việt Nam
Ngày càng nhiều các nhà sản xuất sữa nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam bởi nhận thấy tiềm năng lớn trên thị trường này. Viet Australia đã tổ chức một buổi họp báo gần đây, giới thiệu các sản phẩm Nubone, một thương hiệu sữa công thức có giá trị dinh dưỡng cao dành cho trẻ nhò được sản xuất bởi Lotte Foods thuộc tập đoàn Lotte. Đồng thời, VitaDairy Việt Nam và PanTheryx đã ký một thỏa thuận hợp tác chiến lược về phân phối sữa non ColoslgG 24h tại Việt Nam.
Hai sự kiện này cho thấy thị trường sữa Việt Nam đang ngày một sôi động hơn. Do Việt Nam là thành viên của CPTPP, các nhà sản xuất sữa Việt Nam phải cạnh tranh với nhập khẩu sữa từ các nước thành viên CPTPP khác. Thuế nhập khẩu 0% các sản phẩm sữa từ New Zealand, Singapore và Nhật Bản đang ngày càng khiến các sản phẩm sữa cạnh tranh về giá mạnh hơn.
Tổng cục Hải quan cho biết trong giai đoạn 2010 – 2018, nhập khẩu các sản phẩm sữa của Việt Nam đạt 7,2 tỷ USD, nghĩa là người tiêu dùng Việt Nam dành khoảng 890 triệu USD hàng năm để nhập khẩu sữa. Do Việt Nam đã ký FTA với EU, ngày càng nhiều thương hiệu sữa châu Âu dự kiến sẽ đổ bộ vào Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng các thương hiệu ưnóc ngoài chỉ có lợi thế về sữa bột công thức, không có lợi thế về sữa chua và các sản phẩm tiệtt rung, bởi các sản phẩm này đòi hroi bảo quản lạnh, thời gian vận chuyển dài và chi phí cao. EU sẽ dỡ bỏ thuế đối với các sản phẩm sữa Việt Nam sau khi EVFTA có hiệu lực. Tuy nhiên, các nhà sản xuất sữa Việt Nam không thể hưởng lợi từ thỏa thuận này do EU vẫn chưa cấp phép nhập khẩu các sản phẩm sữa từ Việt Nam.
Áp lực từ các thương hiệu sữa tăng lên, buộc các công ty Việt Nam phải thay đổi chiến lực cạnh tranh. Ông Trần Bảo Minh, CEO của IDP, thừa nhận rằng các công ty có năng lực tài chính mạnh chỉ cần chi 10% doanh thu để chạy các chương trình marketing. Số tiền này tương đương với doanh thu hàng năm của các doanh nghiệp nhỏ. Hanoimilk đã báo cáo doanh thu tăng 37% lên 40 tỷ đồng trong quý 1/2019, nhưng vẫn không thể vượt qua khó khăn và lợi nhuận sau thuế vẫn chỉ ở mức thấp, khoảng 166 triệu đồng. Ông Hà Quang Tuấn, chủ tịch Hanoimilk, cũng cho biết ông có thể cảm thấy áp lực khi các đối thủ chạy các chương trình marketing với ngân sách lớn.
Trong bối cảnh như vậy, các công ty Việt Nam đang có kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu. Vinamilk, nhà sản xuất sữa lớn nhất Việt Nam, đã đầu tư vào Mỹ, New Zealand, Campuchia, Ba Lan, Lào và Myanmar và đang tìm cách mở rộng sang EU, châu Phi và Nam Mỹ. Đồng thời, TH True Milk đang phát triển một dự án trị giá 2,7 tỷ USD về nuôi bò và chế biến sữa tại Nga. Vinamilk và các nhà xuất khẩu khác đang nhắm tới các thị trường thành viên ASEAN như Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore đều có nhu cầu nhập khẩu cao, với giá trị 500 – 600 triệu USD/năm. Tuy nhiên, thị trường sữa dẫn đầu thế giới vẫn là Trung Quốc với giá trị nhập khẩu 5 tỷ USD hàng năm.
Theo VNS
Bình luận