Khó khăn trong tiếp cận đất đai ngăn cản sự tiến lên của nông nghiệp Việt Nam
Các HTX nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Hồ Chí Minh đang gặp khó khăn trong mở rộng quy mô sản xuất, trong khi nông dân do dự trong ra quyết định đầu tư do quy trình thủ tục phức tạp. Thành phố Hồ Chí Minh muốn phát triển nông nghiệp công nghệ cao đô thị và cam kết tạo ra các cơ chế ưu đãi để khuyến khích đầu tư. Tuy nhiên, nông dân và HTX cho biết họ không thể có được giấy phép xây dựng các ngành sản xuất hỗ trợ trên đất nông nghiệp, như nhà lưới và nhà màng, các nhà kho và các cơ sở sơ chế. Đây là các hoạt động quan trọng gắn liền với chuỗi sản xuất, giúp nông dân tăng giá trị và giá bán; về cơ bản làm thay đổi hoạt động sản xuất nông nghiệp từ truyền thống sang hiện đại.
Theo ông Huỳnh Đoàn Thông, một nông dân tại huyện Củ Chi, các khoản đầu tư lớn cần thiết để tổ chức sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Ngoài hệ thống thủy lợi và các hệ thống cung cấp dinh dưỡng tự động, họ phải xây dựng các khu nhà để trồng cây, bảo vệ cây trồng khỏi các tác động ngoại cảnh như mưa, côn trùng và dịch bệnh. Để xây dựng nhà màng, nông dân phải xin cấp phép. Để có được giấy phép, nông dân phải tuân theo quy trình thay đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Nếu họ không có được giấy phép, các nhà màng sẽ bị dỡ bỏ mà không được đền bù khi các nhà chức trách địa phương muốn sử dụng khu đất đó cho các mục đích khác. “Chi phí xây dựng 1 nhà màng lên tới 4 – 5 tỷ đồng. Rủi ro cao và chúng tôi cảm thấy bất an khi quyết định các khoản đầu tư như vậy”.
Ông Đào Thanh Đức, phó giám đốc HTX Sản xuất và Dịch vụ Phước An, than rằng HTX của ông không thể có được giấy phép xây dựng một nhà máy chế biến hiện đại, sản xuất các sản phẩm cho xuất khẩu. Vì vậy, HTX chỉ có thể sản xuất các sản phẩm với cơ sở hạ tầng và các sản phẩm hiện cho tiêu dùng nội địa. Trong tương lai, để hoàn thành các đơn hàng cho xuất khẩu, HTX phải có thuê các cơ sở khác để sản xuất các sản phẩm chế biến. Do đó, HTX không thể tối ưu hóa lựoi nhuận, đồng thời phải vận chuyển rau tới các nhà máy xa khu vực sản xuất nguyên liệu.
Một báo cáo của Liên minh HTX thành phố Hồ Chí Minh cho thấy từ năm 2016, Sở NNPTNT thành phố và các cơ quan liên quan đã hỗ trợ 7 HTX nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, cho tới nay, HTX Tân Thống là HTX duy nhất xây dựng được mô hình chế biến và đóng gói. Sở Xây dựng cho hay có nhiều vấn đề khi thay đổi mục đích sử dụng đất theo luật, và cần thời gian để tham vấn Bộ Xây dựng, Bộ Tài Nguyên Môi trường và Bộ Tư pháp.
Theo ông Đoàn Văn Thanh, phó chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hồ Chí Minh, nông dân không có lựa chọn nào khác ngoài chờ đợi hướng dẫn về quy trình chuẩn để thay đổi mục đích sử đụng đất.
Theo VNS
Bình luận