Theo một nghiên cứu thị trường của Forest Trend, trong 5 tháng đầu năm 2019, số lượng dự án FDI mới trong ngành gỗ đã lên tới 49 dự án, trong đó 32 dự án thuộc về lĩnh vực chế biến gỗ. Các dự án FDI còn lại đầu tư vào ngành gỗ bao gồm sản xuất dăm gỗ, dịch vụ ngành gỗ, pallet gỗ, hỗ trợ ngành công nghiệp gỗ, ván gỗ và pellet gỗ nhân tạo.

Theo ông Tô Xuân Phúc từ Forest Trend, Trung Quốc dẫn đầu danh sách các nước đầu tư vào ngành gỗ Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm 2019, hơn 50 triệu USD từ các dự án mới của Trung Quốc đã được đăng ký đầu tư vào Việt Nam, cao hơn 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, đáng chú ý là quy mô vốn đầu tư lên tới gần 2,1 triệu USD/dự án, so với mức 4,2 triệu USD trong cùng kỳ năm 2018.

Hiệp hội ngành gỗ và thủ công thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) cảnh bsao các doanh nghiệp trong ngành gỗ nên liên tục chú ý để tìm ra những cơ hội và những rủi ro tiềm năng. Các doanh nghiệp địa phương tuyệt đối không được tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI chỉ đầu tư để thay đổi hoặc giả mạo nguồn gốc của các sản phẩm xuất khẩu để tránh bị áp thuế. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 3 – 4 tỷ các sản phẩm gỗ chế biến sang thị trường Mỹ. Trước đó, Trung Quốc là nước xuất khẩu gỗ chế biến hàng đầu cho thị trường Mỹ, với giá trị hàng năm lên tới 20 tỷ USD.

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết trong 7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gỗ nội thất Trung Quốc sang Mỹ giảm 18,3%, doanh thu đạt 14,3 tỷ USD, chiếm thị phần 50%. Trong khi đó, xuất khẩu gỗ nội thất sang Mỹ tăng vọt 270 triệu USD, chiếm thị phần 10%. Suy giảm xuất khẩu gỗ nội thất lên tới 2,1 tỷ USD tạo nên một khoảng trống và cơ hội xuất khẩu chia đều cho các nước bao gồm Ba Lan, Hy Lạp, Chile, Malaysia và Indonesia.

Nếu Việt Nam có thể tận dụng tốt cơ hội này và ổn định nguồn cung gỗ nguyên liệu lẫn nguồn nhân lực, tăng đầu tư vào thiết bị và công nghệ cũng như làm tốt xúc tiến thương mại, các sản phẩm gỗ Việt Nam sẽ không chỉ giành thị phần lớn hơn từ miếng bánh này mà còn đạt mục tiêu lớn hơn, đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến và xuất khẩu gỗ nội thất cho thị trường thế giới.

Câu hỏi dấy lên là liệu các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành chế biến gỗ có thực sự kết nối với nhau. Đặc biệt, liệu chính phủ có khả năng kiểm soát gian lận xuất xứ hay không khi một số doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam để tránh thuế và thay đổi xuất xứ sản phẩm của họ, thay vì làm kinh doanh trung thực. Đây là vấn đề làm dấy lên lo ngại trong cộng đồng doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ Việt Nam, theo ông Điền Quang Hiệp, chủ tịch Hiệp hội gỗ nội thất Bình Dương. Thực tế, rủi ro này không còn chỉ dừng lại ở mức cảnh báo. Đặc biệt, xuất khẩu gỗ ván sàn và các chi tiết ghế gỗ từ Việt Nam sang Mỹ tăng đột biến cùng lúc với thời điểm các sản phẩm này xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng tăng theo.

Theo phân tích của HAWA dựa trên số liệu của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu gỗ dán Việt Nam sang Mỹ tăng hơn 70% so với năm ngoái, trong khi tăng trưởng trong cùng kỳ năm ngoái chỉ là 9%.

Tuy nhiên, số liệu từ Hải quan Mỹ cho thấy xuất khẩu gỗ dán Việt Nam sang Mỹ tăng vọt hơn 70% trong 7 tháng đầu năm 2019. Ông Lê Triều Dung, cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại Bộ Công thương, cho biết cần phải xem xét kỹ lượng các dấu hiệu trốn thuế đối với các sản phẩm gỗ dán. Hiện Mỹ áp thuế 300% lên các sản phẩm gỗ dán Trung Quốc nên các doanh nghiệp Trung Quốc không thể xuất khẩu gỗ dán sang thị trường Mỹ, dẫn tới tình trạng một số donah nghiệp Trung Quốc chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam để thay thế nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.

Năm 2018 và trong nửa đầu năm 2019, Cục Phòng vệ Thương mại hợp tác với Tổng cục Hải quan và Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam đã thanh tra một số doanh nghiệp có dấu hiệu bất thường, như xuất khẩu tăng vọt mặc dù mới thành lập. Đồng thời, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) cũng gửi một phái đoàn tới Việt Nam để điều tra một doanh nghiệp tăng bất thường xuất khẩu bộ phận của các sản phẩm nội thất sang Mỹ để lắp ráp tại Mỹ trở thành sản phẩm cuối cùng. Theo CBP, xuất khẩu sản phẩm này tới Mỹ tăng mạnh cùng lúc với nhập khẩu các sản phẩm này từ Trung Quốc của Việt Nam cũng tăng cao.

Cách mà Cục Phòng vệ Thương mại theo dõi một sản phẩm cụ thể dựa trên tình hình giảm xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ, tăng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ và tăng xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam. Khi cả ba yếu tố này xuất hiện đồng thời, các doanh nghiệp đứng trức rủi ro bị Mỹ điều tra. Nếu bị phát hiện, doanh nghiệp đó sẽ bị phạt riêng lẻ nhưng nếu phát hiện hành vi này ở nhiều doanh nghiệp thì rủi ro sản phẩm của toàn bộ các doanh nghiệp Việt Nam đều sẽ bị ảnh hưởng.

Thực tế, có xảy ra trường hợp các nhà máy chế biến gỗ của Việt Nam bị các doanh nghiệp Trung Quốc mua lại dưới dạng cổ phần để sản xuất các sản phẩm có xuất xứ Việt Nam, sau đó xuất khẩu sang Mỹ. Các tổ chức và hiệp hội ngành gỗ đã đề xuất các cơ quan chức năng đánh giá rủi ro trong các dự án FDI đối với các sản phẩm xuất khẩu, bao gồm mở rộng dự án, mua cổ phần, thâu tóm và sát nhập.

Các cơ quan chức năng cần kiểm tra nghiêm ngặt các dự án FDI trong ngành chế biến gỗ nếu họ chỉ lấy chứng nhận đầu tư để thuê trang thiết bị, nhà máy và nhân công Việt Nam để sản xuất các sản phẩm cho xuất khẩu, đặc biệt là sang thị trường Mỹ. Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh yêu cầu HAWA với sự nhanh nhạy và hiểu biết sâu sắc về ngành cũng như năng lực đánh giá dữ liệu để phát hiện những sản phẩm giao thương tăng đột biến và các doanh nghiệp bất thường để thông báo với cơ quan chức trách, tiến hành kiểm tra và giải quyết kịp thời những doanh nghiệp này, ngăn tác động tới toàn ngành gỗ.

Theo SGGP
Admin

Tạm ngừng sản xuất do COVID-19 gây tổn thất lớn cho xuất khẩu gỗ

Bài trước

Ngành công nghiệp gỗ ở ngã ba đường, xây dựng chiến lược tồn tại

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ