Đầu tư

Rủi ro điều chỉnh GDP gây kinh ngạc có thể khiến Việt Nam thiệt hại niềm tin kinh tế

Tác giả bài viết là William Pesek – nhà báo hoạt động tại Tokyo đạt giải thưởng và tác giả cuốn “Nhật Bản hóa – Thế giới có thể học được gì từ những thập kỷ mất mát của Nhật Bản”.

Các nhà đầu tư sẽ mất niềm tin vào các quốc gia châu Á khi Việt Nam công bố kết quả điều chỉnh GDP với mức tăng mạnh. Theo đó, Việt Nam vừa điều chỉnh quy mô GDP tăng tới 25,4% trong giai đoạn 7 năm từ 2011 – 2017. Có lẽ năm 2018 có mức tăng trưởng GDP 7,1% và năm 2019 cũng sẽ hưởng “trái ngọt” từ khám phá thống kê đáng kinh ngạc của Việt Nam.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính rằng Việt Nam có giá trị sản xuất danh nghĩa đạt hơn 240 tỷ USD trong năm 2018. Tính thêm con số 25% trên thì GDP Việt Nam sẽ tăng vọt lên hơn 300 tỷ USD, vượt qua Ai Cập, Phần Lan và Chile trong bảng xếp hạng các nền kinh tế trên thế giới. Con số này cũng đưa Philippines vào tầm ngắm khi GDP Việt Nam chỉ kém GDP nước này 30 tỷ USD – có thể chỉ tương đương với một kỳ điều chỉnh số liệu nữa. Tác giả bài viết không ám chỉ chính phủ Việt Nam đã điều chỉnh số liệu trái luật nhưng những động thái như vậy đang ngày càng trở nên quá phổ biến tại châu Á – và đáng kinh ngạc nhất là đều diễn ra vào thời điểm phù hợp nhất. Một khu vực với đầy tin tức may mắn đang khiến nhiều nhà đầu tư lo nghi ngại.

Trung Quốc và Ấn Độ - hai nền kinh tế lớn nhất châu Á – đã liên tục điều chỉnh mạnh số liệu tăng trưởng kinh tế. Vấn đề rõ rệt nhất với việc “sáng tạo” số liệu này là niềm tin. Những chiến thuật như vậy khiến các nhà đầu tư và các nhà kinh tế liên tục nghi ngờ, đặc biệt là đối với các nền kinh tế đang phát triển – nơi tính tinh vi của việc thu thập số liệu và các kỹ năng lấy mẫu còn ở trình độ thấp. Một mặt xấu khác của tình trạng này là: cuộc đua thổi số liệu GDP cho thấy châu Á đang chỉ tập trung vào tăng trưởng nhanh hơn, thay vì tốt hơn và bao trùm hơn.

Trung Quốc chính là trường hợp điển hình số 1. Báo cáo công bố hồi tháng 3 vừa qua của Viện Brookings tại Washington không khiến nhiều người ngạc nhiên khi cho rằng Trung Quốc đã thổi phồng số liệu GDP trung bình 2 điểm phần trăm trong giai đoạn 2008 – 2016.

Ấn Độ cũng được cho là chơi trò tung hứng số liệu. Các nhà quan sát, bao gồm một cựu tư vấn cấp cao cho thủ tướng Narendra Modi, con số tăng trưởng trên 7% trong những năm gần đây thực chất chỉ gần 4,5%.

Giờ đây, Việt Nam bước vào tâm điểm chú ý. Một nguyên nhân rõ ràng để nghi vấn: những thay đổi trong phương pháp tính GDP trùng thời điểm với ngưỡng nợ theo quy định. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối mặt với trần nợ cứng cho một nước đang phát triển – một món nợ ngày càng phình to khi chính sách thuế của tổng thống Mỹ Donald Trump gây thiệt hại cho tăng trưởng kinh tế châu Á. Vài ngày trước, mức nợ công của Việt Nam đã chạm gần mức 65% GDP – một mức trần cứng không được phép phá vỡ. Với cú nhảy vọt trong GDP – với mức tăng tương đương GDP của Croatia – nghĩa là chính phủ của ông Phúc đã có một mức cao mới để tiếp tục vay nợ, tạo ra dư địa để chi tiêu tiếp vào cơ sở hạ tầng nhằm tăng khả năng cạnh tranh và năng suất.

Dù vậy, hiệu ứng tiêu cực có thể đè bẹp các yếu tố tích cực kể trên. Niềm tin là một thứ tiền tệ quan trọng nhất đối với một nền kinh tế lệ thuộc vào thương mại. Cách Việt Nam điều chỉnh số liệu sẽ làm hạ thấp uy tín của nước này trước các nhà đầu tư và các công ty đa quốc gia. Các thay đổi trong phương pháp tính toán là giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng. Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết cơ quan này đã tìm thấy những khoản hụt của tăng trưởng khi rà soát các văn bản hành chính và kiểm toán của các cơ quan nhà nước. Nhưng khoản hụt này trị giá tới 25,4%?

Năm 2014, Trung Quốc đã khiến nhiều người hoảng hốt khi thông báo GDP của năm trước đó đã bị tính thiếu 3,4%. Lãnh đạo Tổng cục Thống kê việt Nam Nguyễn Bích Lâm lấy chính Trung Quốc và các nước khác làm ví dụ để giải thích cho trường hợp của Việt Nam.

Tính hợp lệ của Việt Nam đối với các khoản trợ cấp từ WB, ADB và các tổ chức khác có thể chịu tác động tiêu cực nếu mặt nạ thành công rạn nứt. Những khoản trợ cấp và hỗ trợ kỹ thuật là tối cần thiết để tăng thu nhập trên đầu người lên trên mức 2.600 USD danh nghĩa hiện nay. Các chính sách mạnh mẽ và trực diện là cần thiết để thu hẹp chênh lệch giàu nghèo. Thực tế, các khoản thanh toán nợ của chính phủ Việt Nam cho các tổ chức quốc tệ hiện có thể tăng lên bởi các khoản này được quyết định bởi GDP.

Vấn đề của nền kinh thế Việt Nam – ngoài sự vô nghĩa của tính toán GDP – không hẳn là ở tốc độ tăng trưởng mà phần nhiều là ở vấn đề quá ít tài sản tiến được đến các gia đình thu nhập thấp. Trong tháng 7/2019, IMF kêu gọi chính phủ Việt Nam “hiện đại hóa các thể chế kinh tế” và “tiếp tục các cải cách định hướng thị trường và hội nhập”. Nói cách khác, IMF muốn Việt Nam giảm quan liêu và tham nhũng ở mọi cấp. Tăng đầu tư vào giáo dục cũng phải triển khai để chuẩn bị cho thế hệ trẻ Việt Nam một tương lai ưu tiên các công việc trọng công nghệ thay vì công việc nhà máy.

Châu Á nói chung nên có những nỗ lực mạnh mẽ để tìm ra các giải pháp tốt hơn, sâu xa hơn của thành công. Tích hợp các chi phí môi trường có thể làm giảm tăng trưởng tại các nước đang bị ô nhiễm nhưng các thước đo “GDP môi trường” có thể mang đến bức tranh chân thực hơn về mức độ phát thải carbon và ảnh hưởng sức khỏe của người dân. Dữ liệu cho thấy thực tế các chi phí trên có ý nghĩa hơn tỷ lệ thất nghiệp – vốn không nói lên điều gì về bất bình đẳng.

Việt Nam phải vui mừng khi tìm ra cách ấm êm nhờ sự thay đổi dễ dàng này. Nhưng châu Á phải thận trọng với những điều chỉnh số liệu. Những điều chỉnh này thực sự là vấn đề khi các nhà đầu tư rút khỏi các nền kinh tế này do mất niềm tin.

Theo Nikkei Asia Review
Admin

Cách Việt Nam chống chọi với đại dịch nhờ hàng loạt đầu tư nông sản thực phẩm

Bài trước

Phục hồi ngành nông sản – thực phẩm, Việt Nam có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ hai khu vực

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư